Có một số căn bệnh mà những cơn đau thường không xảy ra ngay tại bộ phận đó, mà thay vào đó, chúng lại xuất hiện ở những vị trí khác trên cơ thể.

XEM CLIP:

Việc phát hiện chúng là khá khó khăn bởi nhiều người lầm tưởng đó chỉ là những cơn đau mỏi cơ. Vì vậy, điều quan trọng là cần nhận biết và phân biệt những cơn đau này để có thể bảo vệ sức khoẻ của bản thân.

1. Tim

{keywords}
 

Đau tim thường xảy ra ở phía trái lồng ngực. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải vấn đề về tim khi xuất hiện những cơn đau nhói ở xung quanh vùng tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng.

2. Phổi và cơ hoành

{keywords}
 

Khi bạn gặp phải những cơn đau liên tục ở cổ và vai, có lẽ bạn nên đi khám bởi đó là những dấu hiệu của các bệnh về phổi và cơ hoành. Nguyên nhân của những cơn đau này có thể do khó thở hoặc do dây thần kinh chạy từ cột sống tới cơ hoành, thông qua đường phổi.

3. Gan và túi mật

{keywords}
 

Kiểu đau này khó để nhận biết bởi chúng cũng thường xuất hiện ở vị trí vai và cổ. Nhiều người hay lầm tưởng những triệu chứng này là đau cơ do không tập thể dục thường xuyên hoặc do ngồi máy tính trong một thời gian dài.

Theo Hiệp hội Xoa bóp trị liệu Mỹ, những cơn đau xuất hiện ở xương bả vai cũng liên quan tới các bệnh về túi mật.

4. Dạ dày và tuyến tuỵ

{keywords}
 

Thông thường thì những cơn đau báo hiệu các vấn đề về dạ dày và tuyến tuỵ khá dễ dàng nhận ra. Theo một nghiên cứu gần đây thì có khoảng 50% những người bị viêm tuỵ cấp thường gặp những cơn đau xuất hiện ở lưng.

Bên cạnh đó, đau bụng cũng có thể liên quan đến các vấn đề về dạ dày và tuyến tuỵ.

5. Ruột non

 

{keywords}
 

Những cơn đau quanh vùng rốn là một trong những dấu hiệu cho thấy các vấn đề sức khoẻ liên quan tới ruột non. Đau ở vị trí giữa bụng (cơn đau quanh rốn) là cách mà cơ thể phản ánh các vấn đề bệnh lý của cơ quan này như viêm ruột, chứng co thắt ruột hay rối loạn chức năng đường ruột.

6. Đại tràng và ruột thừa

 

{keywords}
 

Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng những cơn đau ở giữa ruột có thể là kết quả của các vấn đề về ruột thừa và đại tràng phía bên phải. Bên cạnh đó, cơn đau xuất phát từ vị trí phía bên phải của phần bụng dưới (hố chậu phải) có liên quan mật thiết đến viêm ruột thừa.

7. Thận

 

{keywords}
 

Bệnh thận có thể có những cơn đau xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau khiến việc nhận biết gặp nhiều khó khăn, ví dụ như đau ở phần lưng dưới, xương vùng chậu hay phần trên của chân. 

Trang IhealthBlogger cảnh báo, các vấn đề về thận sẽ khiến bạn cảm thấy đau ở cả hai bên vùng sườn lưng dưới, nằm ngay phía dưới xương sườn.

8. Bàng quang

{keywords}
 

Đau ở phía trước hoặc phía sau vùng chậu dưới thường là triệu chứng của các vấn đề ở bàng quang. Lý do là bàng quang nằm ở phần lưng dưới, nên nếu có nhiễm trùng trong cơ quan này có thể dẫn đến đau ở vùng thắt lưng.

9. Buồng trứng

 

{keywords}
 

Những cơn đau thắt xuất hiện ở cả hai bên bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về buồng trứng như u nang buồng trứng hay một số căn bệnh khác liên quan. Các chị em cần đi khám sớm nếu thường xuyên gặp phải những triệu chứng tương tự.

Kỳ lạ bé gái một đêm 90 lần ngừng thở

Kỳ lạ bé gái một đêm 90 lần ngừng thở

Bé Phyllisity Ramm bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ trầm trọng, gọi là hội chứng tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ, có lúc bé ngừng thở 90 lần/đêm. 

 

Sự thật về sức khoẻ của Đặng Lê Nguyên Vũ sau 49 ngày thiền định

Sự thật về sức khoẻ của Đặng Lê Nguyên Vũ sau 49 ngày thiền định

Tuy vậy, dường như tình hình sức khỏe của ông “vua cafe Việt” không đúng như lời bà Thảo nói.

9 thời điểm dù khát đến mấy cũng không được uống nước

9 thời điểm dù khát đến mấy cũng không được uống nước

Uống nước sai thời điểm hoặc uống quá nhiều nước đều có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe.

Ung thư tuyến giáp trạng là gì?

Ung thư tuyến giáp trạng là gì?

Ung thư tuyến giáp trạng diễn tiến âm thầm, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì đa số bệnh nhân đều có cơ hội chữa khỏi, sống lâu hơn. Vậy ung thư tuyến giáp trạng là gì?

Ung thư xương có thể sống được bao lâu?

Ung thư xương có thể sống được bao lâu?

Bị ung thư xương có thể sống được bao lâu là câu hỏi nhức nhối của nhiều bệnh nhân và người nhân trong gia đình. 

Tự đắp thuốc chữa bướu cổ, da rơi từng mảng

Tự đắp thuốc chữa bướu cổ, da rơi từng mảng

Sau 5-10 ngày đắp thuốc, da tại cổ bệnh nhân hoại tử dần, bong ra và thầy lang quả quyết đã “bóc được bướu, tan được chân”.

Nguyệt Hà (Theo Brightside)