- Người bị ung thư vòm họng thường cảm thấy khó ăn, khó nuốt, và cần lượng dinh dưỡng khác nên cần phải có chế độ ăn đặc biệt. Vậy người bị ung thư vòm họng cần ăn kiêng gì?
Ung thư vòm họng là sự phát triển của các khối ung thư trong họng, thanh quản, amiđan. Điều trị ung thư họng thường liên quan đến xạ trị liệu, có thể dẫn đến viêm họng và miệng, họng đau nhức hoặc nóng rát.
Người bệnh ung thư vòm họng nên ăn tất cả các loại trái cây, rau quả nhưng những thực phẩm này cần được nấu chín.
Có bốn loại rau quả người bị bệnh ung thư này không được ăn là rau diếp, cà chua, chuối và bơ.
Hầu hết các loại đồ uống người bệnh đều có thể sử dụng, tuy nhiên người bệnh nên tránh xa đồ uống nóng, rượu và nước ép trái cây có chứa hàm lượng a-xít cao, chẳng hạn như nước ép cà chua, nước chanh và nước cam, nếu miệng đau nhức.
Thực phẩm cay nóng, các loại thức ăn khô cứng, sắc cạnh, các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh… thường gây kích ứng cổ họng và không được khuyên dùng khi bị bệnh đường hầu họng. Do đó, hãy hạn chế hoặc tránh dùng chúng nếu không muốn các cơn đau nặng hơn. Ăn quá nhiều các loại hoa quả chua như cam, chanh cũng không tốt cho sức khỏe vì chúng làm kích ứng những tổn thương ở vòm họng.
Rượu bia, thuốc lá và nhiều chất kích thích khác được coi là “thủ phạm” gây ung thư vòm họng. Chúng có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn nếu bạn không chú ý loại bỏ.
Ngoài ra, ăn nhiều thịt đỏ cũng gây ảnh hưởng không tốt đối với bệnh nhân ung thư, khiến bệnh phát triển trầm trọng hơn, nhất là với những người có dấu hiệu viêm nhiễm ở khối u. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người nên hạn chế ăn thịt đỏ (không quá 500g/tuần) để đảm bảo sức khỏe tốt nhất và phòng tránh các loại bệnh ung thư.
Theo các nhà khoa học tại Thụy Điển, chế độ ăn có nhiều chất đường hoặc có thể làm tăng nồng độ insulin và các hormone sinh dục trong cơ thể, tạo điều kiện phát tán các tế bào ung thư ra toàn cơ thể. Bởi vậy, ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng đường cao có thể làm tăng tốc độ phát triển và di căn của bệnh vòm họng.
Các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc có tỷ lệ mắc bệnh này cao do thói quen sử dụng nhiều thức ăn chứa nhiều muối như dưa cà muối, kim chi, cá ướp muối… Không chỉ vậy, việc sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ ung thư. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bị bệnh này nên hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn hoặc có hàm lượng muối cao.
Hóa trị và xạ trị khiến bệnh nhân suy giảm hệ thống miễn dịch và dễ bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn từ môi trường. Đặc biệt với những bệnh nhân ung thư vòm họng di căn xương, lan vào tủy sống, bị thiếu máu, suy giảm bạch cầu thì nguy cơ nhiễm trùng càng cao. Do đó, bệnh nhân không nên ăn đồ sống, tái, chần, chỉ ăn những thực phẩm đã chế biến chín hoàn toàn.