- Việt Nam có gần 21 triệu người mắc nhưng trên 90% người bệnh không tìm ra nguyên nhân và số được điều trị chỉ chiếm 1/3.

Tử vong nhiều gấp 10 lần tai nạn giao thông

GS Đỗ Doãn Lợi, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia chia sẻ nhiều thông tin giật mình về bệnh tăng huyết áp bên lề hội thảo khởi động dự án đương đầu với căn bệnh này tại VN ngày hôm qua.

Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, mỗi năm cướp đi sinh mạng trên 7 triệu người.

Tại Việt Nam, hiện có gần 21 triệu người mắc tăng huyết áp. Số người tử vong vì tăng huyết áp mỗi năm cao hơn 10 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông.

GS Lợi cho biết, năm 2002, nhóm nghiên cứu của Viện Tim mạch quốc gia khảo sát tại 8 tỉnh gồm Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thái Bình, Nghệ An... cho thấy tỉ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành ở mức 16,3%, nhưng đến năm 2008 tăng lên 28,5% và lên tới 47,3% vào năm 2015. 

{keywords}
GS Đỗ Doãn Lợi cảnh báo tình trạng gia tăng bệnh tăng huyết áp ở VN. Ảnh: T.Hạnh


“Con số khủng khiếp quá, đến bây giờ chúng tôi cũng chưa dám tin vào con số 47,3% đó, đây là nguy cơ cực kỳ lớn”, GS Lợi nói.

Tăng huyết áp ngoài gây suy thận, nhồi máu cơ tim còn gây ra các biến chứng tai biến mạch máu não, xuất huyết não, vỡ mạch máu não. Đó chính lí do, nhiều người tử vong đột ngột trong vòng 1-2 phút mà không biết nguyên nhân.

“Ngày xưa nhiều người quan niệm bao nhiêu tuổi thì huyết áp bấy nhiêu nhưng giờ khoa học đã khẳng định, ở độ tuổi nào, huyết áp cũng phải ở mức bình thường”, GS Lợi nhấn mạnh.

Theo GS, động mạch chủ có kích thước khoảng 3,5cm nhưng hàng ngày Viện tim mạch tiếp nhận nhiều bệnh nhân giãn to như xăm với kích thước 4-5cm, thậm chí 7cm do tăng huyết áp không được điều trị.

Chỉ 1/10 người bệnh điều trị

Dù là căn bệnh có tỉ lệ mắc rất lớn nhưng GS Lợi cho biết, trên 90% bệnh nhân tăng huyết áp không tìm được nguyên nhân, 5-8% do các bệnh nội tiết, mạch máu... Do đó để kiểm soát tăng huyết áp, cách đơn giản nhất là tác động vào các yếu tố nguy cơ: Lười vận động, stress, béo phì, ăn uống thiếu kiểm soát, ăn mặn...

Tuy nhiên, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia đánh giá, tỉ lệ người dân VN biết mình bị tăng huyết áp và tuân thủ điều trị chỉ chiếm 1/3, tức 10 người bị tăng huyết áp chỉ có 3 người biết, trong 3 người biết bị bệnh chỉ có 1 người điều trị.

{keywords}
Người Việt chưa quan tâm điều trị tăng huyết áp


“Nhiều cơ sở y tế tuyến dưới nói thiếu thuốc. Đúng là có thiếu nhưng nếu điều trị tăng huyết áp khéo, mỗi tháng không hết 100 ngàn đồng. Đó là dùng 3 loại thuốc phối hợp, còn nếu dùng 1-2 loại thì chi phí mỗi tháng chỉ bằng tiền 1 bát phở”, GS Lợi chia sẻ.

Ông cho biết, trong khoảng 40 năm trở lại đây, các quốc gia phát triển đã có nhiều chương trình kiểm soát tăng huyết áp, khiến tỉ lệ mắc bệnh này ngày càng giảm, trong khi VN và các nước Đông Nam Á có xu hướng tăng lên.

GS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Tim Hà Nội cho biết thêm, VN đã có nhiều chương trình phòng chống tăng huyết áp nhưng tỉ lệ mắc vẫn tăng chứng tỏ cách tiếp cận chưa hợp lý.

“Người dân mong muốn học hỏi qua các ca lâm sàng, qua người thật việc thật chứ không phải các khẩu hiệu sáo rỗng như ‘bác phải ăn nhạt đi’. Quan trọng phải chỉ cho người dân cách giảm muối thế nào, ăn nhạt ra sao”, GS Tuấn nêu quan điểm.

Theo đó, dự án “Đương đầu với bệnh tăng huyết áp ở VN: Giải pháp từ y tế cơ sở” do Viện Chiến lược và Chính sách Y tế triển khai sẽ dành 5 năm (2018-2022) để thử nghiệm, đánh giá tác động can thiệp tại cộng đồng, giúp người dân thay đổi lối sống, tuân thủ dùng thuốc và tự kiểm tra huyết áp tại nhà.

TS. Hà Anh Đức, đồng Giám đốc dự án cho biết, dự án được thực hiện tại 16 xã của Hưng Yên, trong đó tập trung triển khai các biện pháp can thiệp trong 2 năm 2019-2020.

Kết quả nghiên cứu sẽ được công bố và đề xuất với Bộ Y tế để thay đổi chính sách và chiến lược cho chương trình kiểm soát tăng huyết áp quốc gia.

Nhóm tham gia khảo sát sẽ được nhận máy đo huyết áp miễn phí, định kỳ ghi lại chỉ số huyết áp để theo dõi đồng thời nhận được 4 đĩa DVD với những lời khuyên ngắn gọn của bác sĩ để kiểm soát tăng huyết áp, các câu chuyện của những bệnh nhân kiểm soát huyết áp thành công...

Ngồi điều hòa, ăn cơm hộp dễ đột tử

Ngồi điều hòa, ăn cơm hộp dễ đột tử

Stress, lười vận động, ăn uống thiếu kiểm soát khiến dân văn phòng dễ bị "kẻ giết người số một" tấn công.

Dân văn phòng dễ bị nhồi máu cơ tim

Dân văn phòng dễ bị nhồi máu cơ tim

Theo một nghiên cứu của Mỹ, một số nghề nghiệp có thể dẫn tới các nguy cơ mắc bệnh về tim như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Dân văn phòng tập thở thông lục phủ ngũ tạng

Dân văn phòng tập thở thông lục phủ ngũ tạng

Theo GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh, đây là cách thở giúp đả thông toàn bộ lục phủ ngũ tạng, lưu thông khí huyết và đặc biệt tốt với những người phải ngồi nhiều.

Yêu 2-3 lần mỗi tuần để giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Yêu 2-3 lần mỗi tuần để giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Cuộc sống tình dục an toàn, đều đặn và khoa học sẽ đem lại cho bạn những ích lợi rất to lớn.

Nam tiếp viên 28 tuổi chết: Nghi bệnh tim mạch

Nam tiếp viên 28 tuổi chết: Nghi bệnh tim mạch

Giám đốc BV Thống Nhất đã có thông báo kết luận của Hội đồng chuyên môn về vụ việc tử vong của bệnh nhân Dương Châu Toàn (28 tuổi, Tây Ninh).

Báo động bệnh tim mạch tấn công người trẻ tại Việt Nam

Báo động bệnh tim mạch tấn công người trẻ tại Việt Nam

Đến năm 2017, Việt Nam có 20% dân số mắc bệnh tim mạch, điều đáng báo động là bệnh tim mạch đang tấn công mạnh vào người trẻ - Giáo sư, Tiến sĩ, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam Phạm Gia Khải cho biết.

Thúy Hạnh