- Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu khi ho. Đây là biểu hiện của những bệnh lý sau: lao phổi, dãn phế quản, ung thư phổi, nhiễm trùng hô hấp, đôi khi nó là biểu hiện của bệnh lý tim mạch do hẹp van tim.


Ho ra máu là gì?

Khi bị ho ra máu, điều đầu tiên là cần xác định là bị ho ra máu, nôn ra máu hay chảy máu từ đờng hô hấp trên. Tuy nhiên, đây là một triệu chứng vô cùng nguy hiểm nên cần đến gặp bác sĩ ngay để chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu khi cố gắng ho. Đàm thường có màu đỏ tươi và có bọt. Trước khi ho thường bị nóng rát ở ngực, đau ngực, ngứa cổ. Ho ra máu với số lượng giảm dần rồi hết.

Khạc ra máu từ đường mũi họng khá dễ dàng không cần gắng sức ho, kèm các bệnh lý chảy máu vùng mũi họng dễ dàng phát hiện như: chảy máu cam, bệnh răng lợi, polype mũi,...

Nôn ra máu thường có lẫn thức ăn, không có bọt. Trước khi nôn thường bị đau bụng hoặc có bệnh lý về đường tiêu hóa như xơ gan, loét dạ dày tá tràng, dùng thuốc giảm đau kéo dài...

ho ra mau


Nguyên nhân gây ra tình trạng ho ra máu

Lao phổi là nguyên nhân thường gặp nhất gây tình trạng ho ra máu.

Bệnh nhân có biểu hiện ho, khạc đờm trên hai tuần có kèm theo ho ra máu tươi hoặc đờm vướng máu từ ít đến nhiều. Người bệnh gầy sút, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi về đêm, đau tức ngực, khó thở...

Khi bị ho ra máu kèm theo các triệu chứng trên cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa lao phổi để chụp x-quang chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Dãn phế quản cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh ho ra máu. Dãn phế quản thường do di chứng của lao phổi hoặc sau một nhiễm trùng mạn tính ở phổi như áp xe phổi, viêm phổi do hít phải dị vật đường thở.

Ho ra máu do dãn phế quản thường có lượng ít và tự cầm trong vòng ba đến năm ngày, tái phát nhiều lần. Nếu ho ra máu lượng nhiều (trên 100ml) có thể dẫn tới tử vong.

Khi bị ho ra máu do dãn phế quản, bệnh nhân có thể sẽ được điều trị bằng phẫu cắt bỏ thùy phổi bị dãn, hoặc thuyên tắc mạch máu.

Ho ra máu có thể do viêm phổi hoại tử, viêm phế quản cấp, áp xe phổi, u nấm phổi, nấm phổi. Triệu chứng thường gặp là: sốt, ho khạc đàm mủ, đau ngực kiểu màng phổi.

Ung thư phổi cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ho ra máu. Bệnh thường diễn biến âm thầm và ít có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Ở giai đoạn muộn, bệnh có thể gây ho kéo dài, đau ngực khó thở, sụt cân, ho ra máu thường lượng ít.

Như vậy, ho ra máu có thể có nguyên nhân từ nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến phổi, đường hô hấp trên. Khi bị ho ra máu cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Quốc Khánh(tổng hợp)

Bệnh ung thư phổi được hiểu như thế nào?

Bệnh ung thư phổi được hiểu như thế nào?

Ung thư phổi là căn bệnh xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. 

Người mắc bệnh ung thư phổi nên kiêng gì?

Người mắc bệnh ung thư phổi nên kiêng gì?

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao. Ngoài những biện pháp điều trị theo y khoa, bạn cũng nên biết những thực phẩm, thói quen không có lợi cho bệnh nhân ung thư phổi.

Bệnh phù phổi: nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh phù phổi: nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh phù phổi là hiện tượng thấm thanh dịch thoát ra khỏi mao mạch phổi thành cơn kịch phát lọt vào đầy các phế nang.