- “Với ung thư, không phải cứ thuốc mới, thuốc đắt tiền là hiệu quả”, BS Lê đúc rút.
Lỗ hổng tư vấn
Là người sống tốt sau 10 năm mắc ung thư gan nguyên phát, từng sang tận Mỹ tìm phương pháp chữa bệnh cho mình, về nước đã áp dụng thành công cho nhiều bệnh nhân, BS Nguyễn Lê (BV 103) đúc rút: Để điều trị ung thư chỉ cần đi vào những cái rất cơ bản, trong khi thực tế của Việt Nam đang chưa coi trọng điều này.
Theo BS Lê, hầu hết các BV, chuyên khoa ung bướu tư vấn cho bệnh nhân chưa tốt, đa phần bệnh nhân không biết bị bệnh ở giai đoạn nào, mức độ nào, liệu trình ra sao, bác sĩ bảo hoá chất là hoá chất, tia xạ là xạ, không biết mổ thì sẽ như thế nào, không biết tác dụng phụ ra sao...
Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối điều trị tại phòng chăm sóc giảm nhẹ (giảm đau) của BV K |
Sau phẫu thuật, hoá chất, tia xạ, BS cũng chưa hướng dẫn cụ thể bệnh nhân điều trị nội khoa và ăn uống, sinh hoạt để tránh tái phát và di căn vì đa phần bệnh nhân ung thư không phải chết vì khối u đầu tiên mà chết vì tái phát, di căn.
Trong nội khoa có 2 trường phái: Dùng những loại đắt tiền nhất hoặc dùng những thuốc cơ bản, sơ đẳng. Nhưng thực tế bệnh nhân không được tư vấn cụ thể.
“Quan trọng nhất là tư vấn, không chỉ là vấn đề y học, điều trị mà cả tâm lý, kinh tế. Trong khi đúng ra phải định hướng rõ để bệnh nhân lựa chọn chứ không phải chỉ định”, BS Lê chia sẻ.
Cũng chính vì lỗ hổng đó nên bệnh nhân đều nghĩ thuốc mới, thuốc đắt tiền là hiệu quả nhưng không hẳn, quan trọng phải dùng thuốc phù hợp.
Thêm hướng điều trị ung thư mới
BS Lê nhấn mạnh, trong điều trị ung thư, cần phân ra 2 việc. Thứ nhất, “tấn công” mạnh trong giai đoạn đầu bằng phẫu thuật, hoá chất, tia xạ như hiện nay. Đó là những biện pháp cơ bản, chưa có biện pháp nào thay thế. Thứ hai, điều trị nội khoa, giữ gìn tránh tái phát, di căn, nâng cao thể trạng sau khi làm việc thứ nhất.
“Cái thứ nhất có thể chọn hoặc không nhưng cái thứ hai bắt buộc phải làm”, BS Lê đưa ra lời khuyên.
Với ung thư, đến nay vẫn là bệnh rất khó chữa. Gần đây, một số nghiên cứu chỉ ra chữa trị nội khoa đã mang lại hiệu quả cho một bộ phận bệnh nhân.
BS Nguyễn Lê khoẻ mạnh sau 10 năm ung thư gan |
“Phương pháp này không quá tốn kém, không cực đoan điều trị nhưng thực tế có nhiều trường hợp ổn, cũng có trường hợp không và đến nay vẫn chưa có những bằng chứng khoa học đủ mạnh”, BS Lê nói.
Trong 2 sự lựa chọn, một là phương pháp truyền thống với phẫu, xạ, hoá trị đã được chứng minh và phương pháp chưa có những số liệu nghiên cứu cụ thể. Để an toàn, hầu hết BS sẽ chọn phương án 1.
Tuy nhiên, BS Lê cho biết, một vài năm trở lại đây, một số nước bắt đầu nghiên cứu sâu hơn phương pháp thứ 2 và các biện pháp điều trị thay thế. Họ tiến hành kiểm nghiệm lô bệnh nhân dùng hoá chất, tia xạ và lô không dùng.
Kết quả, thời gian sống tương đương, thậm chí lô không dùng hoá chất, tia xạ thời gian sống còn nhỉnh hơn và chất lượng sống tốt hơn. Để có căn cứ, cần phải chứng minh trên diện rộng hơn nữa.
Theo BS Lê, với ung thư không có phương pháp chung cho tất cả, tuỳ từng bệnh nhân cụ thể sẽ có những phương pháp cụ thể với lựa chọn phù hợp.
Trong chiến lược điều trị ung thư, cần chia thành các giai đoạn. Bệnh nguy hiểm nhất là giai đoạn 6 tháng đến 1 năm đầu. Khi đó khối u sẽ phát triển tại chỗ mạnh nhất và có nguy cơ di căn các chỗ khác.
Khi đã di căn thì không thể làm được gì, phẫu thuật cũng chịu, hoá chất, tia xạ cũng tác dụng không nhiều. Do đó nên tập trung 70% kinh tế cho giai đoạn đầu.
Quan trọng nhất là phát hiện ở giai đoạn sớm, nếu sớm thì 80-90% có thể ổn định hoàn toàn. Để phát hiện sớm ung thư, nên định kỳ khám sức khoẻ 3-6 tháng thay vì 1 năm.
Để phòng ngừa, cách đơn giản nhất là thông qua ăn uống và thay đổi lối sống.
Việt Nam có sâm tốt nhất thế giới, ‘khắc tinh’ của ung thư
Ít ai biết Việt Nam sở hữu loài sâm hiếm còn tốt hơn cả sâm Triều Tiên, Hàn Quốc, có tác dụng rất tốt với bệnh nhân ung thư.
Thực dưỡng chữa ung thư trong mắt Giám đốc bệnh viện K
Giám đốc bệnh viện K khẳng định, chế độ ăn chưa bao giờ được nghiên cứu như một phương pháp điều trị đặc hiệu ung thư.
Bác sĩ thổi bay ung thư phổi: Rảnh là thiền
PGS.TS Đỗ Quốc Hùng bật mí tinh thần quyết định ít nhất 50% thành công trong điều trị ung thư. Không mấy khi ông để mình buồn, hễ rảnh là ông thiền.
Bác sĩ sống tốt sau 5 năm ung thư phổi di căn khắp người
Phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn muộn, tái phát nhiều lần, di căn cả vào xương, não nhưng gần 5 năm qua, PGS.TS Đỗ Quốc Hùng vẫn làm việc bình thường.
Giám đốc bệnh viện K: 35% ung thư do chế độ ăn uống
Giám đốc bệnh viện K nhấn mạnh hút thuốc và chế độ dinh dưỡng không hợp lý là 2 nhóm nguyên nhân hàng đầu gây ung thư.
Thúy Hạnh