- Ngay khi vừa chào đời, bé trai bị suy hô hấp, xuất huyết toàn thân, bụng trướng căng như quả bóng sắp nổ tung.

Bé sơ sinh là con của một sản phụ ở Cần Thơ. Lúc còn trong bụng mẹ được 25 tuần tuổi, bé đã được chẩn đoán theo dõi thủng ruột do viêm phúc mạc bào thai.

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ bị tăng huyết áp nên bác sĩ chỉ định chấm dứt thai kỳ lúc 36 tuần tuổi. Sau chào đời, bé bụng trướng căng, suy hô hấp, xuất huyết toàn thân, được đặt ống thở và chuyển từ bệnh viện Cần Thơ đến Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM.

{keywords}
Sau sinh, bụng bé trai căng tròn như quả bóng sắp nổ

Lúc được chuyển lên tuyến trên, bệnh nhi đã suy hô hấp nặng, nhiễm trùng nhiễm độc nặng, bụng bé trướng căng như quả bong bóng sắp vỡ, xuất huyết toàn thân. Thành bụng bệnh nhi nhiều nơi xuất huyết, ọc ra máu miệng, trong ống thở có bọt máu.

Trước bệnh nguy kịch này, các BS thăm khám xong đều lắc đầu, giải thích với gia đình rằng tiên lượng bé rất khó qua khỏi. Tuy vậy, ê-kíp bác sĩ vẫn cố gắng cứu bé.

Bệnh nhi được cho thở máy, hồi sức tích cực, truyền máu để bù máu đã xuất huyết, truyền các yếu tố giúp điều chỉnh rối loạn đông cầm máu... 

Theo bác sĩ Huỳnh Cao Nhân - Khoa Ngoại tổng hợp, do bé bị xuất huyết toàn thân nên không thể mổ ngay được, vì khi mổ sẽ chảy máu không cầm được.

Bé được đặt một ống dẫn lưu từ ổ bụng trướng rất căng để lấy ra dịch dơ nhiễm trùng trong bụng. Nếu để dịch này lâu hơn vi trùng, chất độc từ dịch này hấp thu vào máu, bé sẽ bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng hơn.

Bác sĩ cũng hy vọng sức khỏe bệnh nhi tiến triển tốt hơn để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật quan trọng sau đó.

{keywords}
Sự cố gắng của ê-kíp bác sĩ đã cứu tính mạng bé trai trong gang tấc

Hai ngày sau, ca mổ diễn ra, bác sĩ phát hiện trong bụng bệnh nhi có nhiều dịch bẩn và phân, mủ, một đoạn ruột non bị thủng gây viêm toàn bộ ổ bụng.

BS Nhân cho hay, sức khỏe bệnh nhi rất yếu nên không nối ruột ngay được, ê-kíp phải đưa tạm ruột ra ngoài để giải áp, đảm bảo an toàn trước. Khi bệnh nhi hồi phục, mới phẫu thuật nối lại ruột.

15 ngày sau mổ, bé đã trở về trong vòng tay mẹ, bú khá. Dự kiến xuất viện trong thời gian tới.

Bác sĩ Huỳnh Cao Nhân cho biết, viêm phúc mạc bào thai là phản ứng viêm do tổn thương đường tiêu hóa (thủng ruột) trong thời kỳ bào thai. Tình trạng thủng ruột khiến dịch và phân trong ruột tràn ra ổ bụng gây nhiễm trùng, nhiễm độc.

Chất độc hấp thu vào máu gây rối loạn đông, xuất huyết toàn thân nặng nề, thai có thể chết lưu khi chưa ra đời. Chất độc cũng có thể được hấp thu vào máu của thai phụ, gây nguy hiểm cho mẹ.

"Thai phụ nên khám thai định kỳ để phát hiện sớm các bất thường để có hướng điều trị, tránh nguy hiểm cho cả mẹ và con" - BS Nhân khuyến cáo.

Cứu bé gái bị mảnh sành ghim vào cổ, ngưng tim

Cứu bé gái bị mảnh sành ghim vào cổ, ngưng tim

Bác sĩ 4 bệnh viện ở Sài Gòn vừa phối hợp cứu sống bé gái 30 tháng tuổi bị mảnh sành ghim vào cổ, dẫn tới mất máu, ngưng tim.

Bé trai nuốt bóng đèn suốt 1 năm mới được phát hiện

Bé trai nuốt bóng đèn suốt 1 năm mới được phát hiện

Chiếc bóng đèn led có 2 cọng sắt nằm trong đường thở suốt 1 năm khiến bé trai bị viêm phổi tái diễn nhiều lần. 

Hy hữu: Bé 20 ngày tuổi có khối u to bằng cơ thể

Hy hữu: Bé 20 ngày tuổi có khối u to bằng cơ thể

Khi vừa sinh ra, bé gái có khối bướu dị dạng mạch máu kéo dài từ vùng cổ, vai và phình ra toàn bộ thành ngực hông trái.

Theo mẹ đi lau nhà thuê, bé 3 tuổi trượt ngã hôn mê

Theo mẹ đi lau nhà thuê, bé 3 tuổi trượt ngã hôn mê

Bước xuống cầu thang mà mẹ vừa lau chùi xong, bé gái 3 tuổi bị trượt ngã, đầu đập vào lan can bất tỉnh.

Văn Đức