- Khi sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ, gia đình liên tục gọi điện thoại cho nữ bác sĩ bệnh viện Từ Dũ nhưng không bắt máy. Sau khi sinh ra, bé trai bị hít ối phân su, phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Quá trình mang thai, chị Nguyễn Thị Thanh M. (ngụ đường Âu Dương Lân, quận 8, TP.HCM) tới phòng khám của bác sĩ Ngô Thị Trinh - công tác tại khoa Sản N1 bệnh viện Từ Dũ, khám định kỳ, theo dõi sức khỏe 2 mẹ con.

Gần tới ngày sinh, bác sĩ Trinh dặn thai phụ M. khi nào chuyển dạ tới bệnh viện Quân y 7A (phường 8, quận 5) – nơi nữ bác sĩ này hợp đồng làm việc ngoài giờ hành chính, để sinh.

Lúc 3h45’ ngày 23/6, khi thấy thai phụ M. có dấu hiệu chuyển dạ, gia đình gọi điện thoại nhiều lần cho bác sĩ Trinh thông báo nhưng không ai bắt máy. 5h cùng ngày, người nhà vội đưa thai phụ M. tới bệnh viện Quân y 7A và tiếp tục gọi cho nữ bác sĩ Trinh, vẫn không được hồi âm.

{keywords}
Người dân thăm khám ở bệnh viện Quân y 7A

Tới 6h40’, bác sĩ Trinh mới có mặt ở bệnh viện Quân y 7A và tiến hành mổ bắt con cho thai phụ M. với chi phí 27 triệu đồng. Sau khi chào đời, bé trai 3,3 kg có biểu hiện tim đập nhanh, người tím tái nên được chuyển tới bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu.

Anh Phạm Minh Hùng (chồng thai phụ M.) cho biết, quá trình thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm phổi do hội chứng hít ối phân su (trẻ hít nước ối có chứa phân su, làm tắc nghẽn đường thở gây rối loạn sự trao đổi khí ở phổi). Bé sau đó phải điều trị bằng kháng sinh, thở áp dương liên tục.

"Quá trình mang thai, vợ tôi đều tới phòng khám của bác sĩ Trinh kiểm tra thai kỳ. Bác sĩ này cũng dặn vợ tôi nếu sinh thì tới bệnh viện Quân y 7A nhưng lúc chuyển dạ, chúng tôi gọi mấy chục cuộc điện thoại lại không nghe máy.

Suốt nhiều ngày con trai tôi cấp cứu ở bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ Trinh không một lời hỏi thăm tình hình bé.

Không chỉ vô trách nhiệm trong lúc vợ tôi chuyển dạ, bác sĩ Trinh cũng quá vô cảm với tính mạng con trai tôi" - anh Hùng bức xúc.

Làm việc ngoài không xin phép

Trao đổi với VietNamNet về sự việc, Thiếu tá Đỗ Ngọc Thành – Trưởng ban điều hành khu kỹ thuật cao bệnh viện Quân y 7A xác nhận sự việc về thai phụ Nguyễn Thị Thanh M.

Ông Thành cho hay, lúc 5h, thai phụ M. được gia đình đưa vào nhập viện khi đã có dấu hiệu chuyển dạ và được bác sĩ trực theo dõi. Phía BV cũng gọi điện thông báo cho bác sĩ Trinh. Gần 2 tiếng sau, nữ bác sĩ này mới tới BV.

Theo ông Thành, việc bé trai sinh ra và bị viêm phổi do hội chứng hít ối phân su là không phải là sự cố, mà là “không lường trước được”. BV này sau đó phối hợp với BV Nhi đồng 1 điều trị cho bé.

Thiếu tá Đỗ Ngọc Thành khẳng định giữa BV Quân y 7A và bác sĩ Ngô Thị Trinh có ký hợp đồng hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật về sản khoa, được sự đồng ý từ bệnh viện Từ Dũ – nơi BS Trinh đang công tác.

Tuy nhiên, khi PV đề nghị được xem hợp đồng giữa, vị Thiếu tá này từ chối vì lý do “cần xin ý kiến ban giám đốc”.

PV sau đó cũng liên hệ với bác sĩ Ngô Thị Trinh và bệnh viện Từ Dũ để làm rõ sự việc.

{keywords}
BS Ngô Thị Trinh trao đổi về sự việc

BS Ngô Thị Trinh nói rằng suốt thai kỳ, cả mẹ và con đều bình thường. Lúc sinh ra, bé trai khóc rất to, không có gì bất thường và đã đưa qua khoa dưỡng nhi chăm sóc. Bé trai có dấu hiệu viêm phổi do hít ối phân su trong lúc ở bên dưỡng nhi.

Về việc không nghe điện thoại khi gia đình thai phụ M. gọi, bác sĩ Trinh lý giải rằng do không lưu số điện thoại của người nhà chị M. và lúc đó cũng đang ngủ.

"Không phải tôi không quan tâm. Khi bé được chuyển qua bệnh viện Nhi đồng 1, cũng đã gửi gắm cho bác sĩ quen bên đó chăm sóc bé, nhưng không gọi báo cho gia đình bệnh nhi về việc này. Thời điểm đó tôi cũng có công việc gia đình nên quên.

Tôi làm thêm ngoài giờ bên bệnh viện Quân y 7A đã nhiều năm, có hợp đồng và được BV Từ Dũ đồng ý. Tuy nhiên, tôi không giữ hợp đồng.

Nhiều khi mình chỉ qua mổ xong rồi về, còn hợp đồng chuyên môn thì không để ý, chỉ phía bệnh viện Quân y 7A giữ" -  bác sĩ Trinh phân trần.

Tuy nhiên,thông tin từ ông Trần Thanh Tuấn – chuyên viên phòng tổ chức cán bộ bệnh viện Từ Dũ cung cấp, BV này chỉ đồng ý để bác sĩ Ngô Thị Trinh làm việc ngoài giờ tại 1 phòng khám ở phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, còn không thấy gì liên quan tới bệnh viện Quân y 7A.

Chưa thấy Bác sĩ Trinh trình giấy tờ gì về việc làm ngoài giờ ở bệnh viện Quân y 7A – ông Tuấn xác nhận.

BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Phó GĐ bệnh viện Từ Dũ nói rằng BV chưa cho phép mà BS Trinh đã liên kết với BV Quân y 7A là đã sai và cả BV Quân y 7A cũng sai.

Theo BS Nhi sẽ báo cáo giám đốc BV về sự việc, sau đó tổ chức họp, yêu cầu BS Trinh làm tường trình, mới có hướng xử lý.

"Việc này là ở bên ngoài của mỗi bác sĩ, không thuộc phạm vi quản lý của BV mỗi ngày nên không thể kiểm soát được. Sau sự việc này, chúng tôi sẽ rà soát lại toàn bộ việc làm ngoài giờ của các bác sĩ ở BV" – BS Mỹ Nhi cho hay.

Tới lúc này, bác sĩ Trinh mới thừa nhận là đã sai, khi chưa sự đồng ý của BV Từ Dũ mà đã liên kết với BV Quân y 7A suốt nhiều năm qua.

"Cái này là tôi sai, sơ suất của tôi, do công việc cũng nhiều nên tôi quên làm tờ trình" – BS Ngô Thị Trinh nói.

Theo Sở y tế TP.HCM, bác sĩ có thể ký hợp đồng khám, chữa bệnh tại cơ sở khác trên cùng địa bàn TP, tuy nhiên phải thỏa mãn tất cả các điều kiện sau:

1. Không làm trùng giờ với nơi đã chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.

2. Phải cập nhật việc ký hợp đồng với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn (phòng quản lý y tế tư nhân thuộc Sở Y tế TP.HCM)

3. Trong trường hợp người hành nghề là công chức, viên chức, người hành nghề phải có công văn chấp thuận của cơ quan chủ quản nếu ký hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh thuộc doanh nghiệp (Luật công chức, viên chức)

4. Người hành nghề đã đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký làm việc ngoài giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên cùng địa bàn nhưng tổng thời gian làm ngoài giờ không quá 200 giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. (theo Khoản 6 Điều 11 Thông tư 41/2011/TT-BYT)

 

'Tố' bác sĩ kê thuốc phá thai làm mất con: Bệnh viện sẽ kiện bệnh nhân?

'Tố' bác sĩ kê thuốc phá thai làm mất con: Bệnh viện sẽ kiện bệnh nhân?

Bệnh viện FV nói sẽ kiện bệnh nhân ra tòa vì đăng thông tin trên facebook cá nhân bóp méo sự thật.

Bác sĩ 'sáng nói không có thai, chiều ghi sẩy thai' khiến bệnh nhân mất con?

Bác sĩ 'sáng nói không có thai, chiều ghi sẩy thai' khiến bệnh nhân mất con?

Buổi sáng, nữ bệnh nhân tới bệnh viện thăm khám, bác sĩ chẩn đoán không có thai nhưng có dịch ứ trong lòng tử cung. Sau khi uống thuốc được kê đơn, bệnh nhân bị băng huyết 3 lần.

Bác sĩ làm rơi kim khâu trong người sản phụ

Bác sĩ làm rơi kim khâu trong người sản phụ

Sản phụ 30 tuổi phải chuyển từ Bình Phước xuống TP.HCM để lấy kim khâu rơi trong tầng sinh môn.

Chết tức tưởi khi chẩn đoán ở BV này, 2 tháng sau mổ ở BV khác

Chết tức tưởi khi chẩn đoán ở BV này, 2 tháng sau mổ ở BV khác

2 tháng sau khi khám ở BV Bình dân, nữ bệnh nhân 66 tuổi qua BV đa khoa Bưu điện phẫu thuật và tử vong.

Bệnh nhân tử vong bất thường sau khi tiêm 2 mũi giảm đau

Bệnh nhân tử vong bất thường sau khi tiêm 2 mũi giảm đau

Bác sỹ tại Trung tâm y tế huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc tiêm cho bệnh nhân bị đau bụng bằng 2 mũi giảm đau và làm các xét nghiệm, ít phút sau bệnh nhân tử vong.

Văn Đức