- Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh lý nhiễm khuẩn xảy ra ở đường tiết niệu, đây là một căn bệnh khá phổ biến với tỉ lệ người mắc bệnh ngày một tăng lên. Do thiếu hiểu biết về những nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu nên việc đề phòng và chưa bệnh còn nhiều khó khăn.

 

 

Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu gây nên do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. Trong đa số trường hợp, bệnh viêm đường tiết niệu do vi khuẩn E.coli gây ra. Mầm bệnh lây từ phân trong đại tràng vào bộ phận sinh dục ngoài, gây viêm niệu đạo, bàng quang rồi sau đó xâm nhập và gây viêm lan lên các bộ phận trên. Một số vi khuẩn gây bệnh khác thường là vi khuẩn đường ruột, thường ký sinh ở ruột già. Cũng có thể nguyên nhân gây bệnh là do các bệnh sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, mắc bệnh như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch…

{keywords}

Trong đó, viêm đường tiết niệu dưới do vi khuẩn trong ruột gây nên. Vi khuẩn sẽ từ hậu môn lan sang niệu đạo và bàng quang, phát triển và gây nhiễm trùng tại đây. Viêm đường tiết niệu trên khi vi khuẩn di chuyển ngược từ bàng quang lên thận, làm ảnh hưởng lên niệu quản và thận.

Khi phát hiện những triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu cần được điều trị một cách nhanh chóng sẽ mau hết bệnh.

 

Triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu là gì?

Bệnh viêm đường tiết niệu có nhiều triệu chứng dễ nhận biết, tuy nhiên nếu không tìm hiểu rõ ràng, rất nhiều người đã thờ ơ với những dấu hiệu ban đầu của bệnh.

Người bệnh viêm đường tiết niệu thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu, có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục nhưng mỗi lần lượng nước tiểu rất ít.

Khi đi tiểu có cảm giác đau buốt, có cảm giác như kim châm.

Đau vùng bụng dưới và lưng, nóng rát vùng bụng dưới.

Tình trạng viêm nhiễm nặng lan tỏa đến thận và tử cung, gây ra các chứng như đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn. Người bị bệnh tâm trạng thường khó chịu, mất tập trung.

Nước tiểu có màu khác khi đi tiểu khó khăn, tiểu gắt, bụng ậm ạch, khó chịu

Phòng và điều trị bệnh viêm đường tiết niệu

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách: Để phòng viêm đường tiết niệu, nên vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ và đúng cách. Rửa từ trước ra sau và lau khô trước khi mặc quần để tránh mang các vi khuẩn có sẵn ở âm hộ và hậu môn vào đường tiểu. Không dùng chất tẩy rửa mạnh để tránh kích thích vùng sinh dục. Làm sạch khu vực đặc biệt này rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

Không nhịn tiểu: Nước tiểu trong bàng quang không được thoát ra ngoài sẽ khiến các vi khuẩn có cơ hội phát triển. Cần giữ thói quen đi tiểu khi có nhu cầu để loại bỏ vi khuẩn tốt hơn.

Chú ý trong cách chọn đồ lót: Nên chọn đồ lót bằng chất vải cotton thoáng mát, tránh sử dụng đồ lót tổng hợp.

Uống đủ nước: Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày là rất cần thiết để rửa bàng quang, tránh sự tăng sinh của mầm bệnh.

Bệnh viêm đường tiết niệu sẽ được chữa trị kịp thời nếu phát hiện sớm. Bởi vậy mỗi chúng ta phải ghi nhớ những dấu hiệu của căn bệnh này.

Nguyễn Thu Hiền