- Thời kỳ mang thai, sức đề kháng của bà bầu giảm đi rõ rệt nên những căn bệnh thông thường như ho, cảm lạnh rất dễ tấn công. Việc điều trị ho có đờm trong thời kỳ mang thai như thế nào là mối bận tâm của nhiều thai phụ.
Nguyên nhân gây ho có đờm khi mang thai
Sự thay đổi nội tiết trong cơ thể khi mang thai làm suy giảm hệ miễn dịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh ho của bà bầu trong thời kỳ đầu. Ở thời kỳ mang thai, bà bầu rất dễ bị lây nhiễm các loại vi khuẩn, vi rút từ môi trường hay những người xung quanh. Thêm vào đó, sự thay đổi của thời tiết từ mưa sang nắng, nóng sang lạnh... càng làm tăng nguy cơ khiến bà bầu bị ho khi mang thai.
Ho khi mang bầu thường làm tăng tiết màng nhầy khiến chị em bị nghẹt mũi dẫn đến ho (cả ho khan và ho có đờm). Nếu không được ngăn chặn kịp thời bệnh có thể dẫn tới viêm đường hô hấp trên, ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.
Các biện pháp giảm ho cho bà bầu
Mang thai không thể dùng thuốc quá nhiều vì có thể để lại những di chứng không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, khi bị ho các bà mẹ nên sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị ho để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho mẹ và bé.
Dùng một thìa bột nghệ khuấy đều với nửa cốc nước, một chút muối tinh khuấy đều uống mỗi ngày một lần trong khoảng ba ngày. Đây là cách bảo vệ họng khỏi bị viêm.
Trị ho cho bà bầu bằng quả cam rửa sạch, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ ở chính giữa quả cam, cho muối vào trong sau đó nước cam trong khoảng 15 phút và ăn cam ngay khi còn đang nóng.
Ngoài ra có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống hằng ngày.
Dùng khoảng ba đến bốn quả quất bỏ hạt, cho vào bát, đổ mật ong ngập quất trộn đều đem hấp khoảng 10 đến 15 phút. Để quất nguội dùng từ hai đến ba lần mỗi ngày. Khi uống nên ngậm khoảng 5 giây để quất trôi từ từ xuống cổ họng, giúp giảm viêm, giảm ngứa họng.
Bà bầu bị ho do dị ứng gây viêm tấy họng có thể lấy một quả ổi đem nướng lên, ăn mỗi ngày một lần trong khoảng ba đến bốn ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt.
Có thể dùng vỏ quýt cùng cam thảo, rễ cỏ tranh, thêm khoảng ba thìa mật ong đem hấp cách thủy và uống hàng ngày. Có thể pha loãng với nước đun sôi để ấm cho dễ nuốt.
Bà bầu không nên ăn gì khi bị ho
Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc dân gian kể trên, bà bầu cũng cần lưu ý nên kiêng một số thực phẩm sau khi mang thai.
Bà bầu không nên ăn đồ ăn bảo quản trong tủ lạnh hoặc đồ đông lạnh chưa qua rã đông hoặc làm nóng. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.
Không nên ăn đậu phộng, hạt dưa, sô-cô-la, dừa, mía khi bị ho. Nếu ăn cá, tôm, cua khi đang bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.
Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên hút thuốc. Trong khói thuốc có chứa khoảng 4.000 chất độc trong đó có tới 43 chất có thể gây bệnh ung thư. Vì vậy, bà bầu cần tránh xa môi trường có khói thuốc lá.
Phụ nữ khi mang thai cần hết sức cẩn thận, tránh những nơi có thể lây nhiễm các bệnh đường hô hấp, có chế độ dinh dưỡng đủ chất nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Đặc biệt, khi bà bầu bị ho cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
Ngừa táo bón khi mang thai theo cách của người Nhật
Táo bón bà bầu, hay còn gọi là táo bón thai kỳ là hiện tượng phổ biến, gây nên nhiều áp lực về tinh thần và sức khỏe trong giai đoạn mang thai cho phụ nữ.
Cách điều trị bệnh thủy đậu cho phụ nữ đang mang thai
Thủy đậu có thể trở thành một mối lo lớn đối với những người phụ nữ mang thai. Vì vậy làm thế nào để phòng ngừa và điều trị bệnh thủy đậu cho phụ nữ đang mang thai?
Không thể bỏ qua những lưu ý này khi chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy
Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy cần phải được lên kế hoạch cụ thể, vì tâm lý họ rất khác người thường, rất dễ nhạy cảm và buồn rầu.
Quốc Khánh(tổng hợp).