- Đột quỵ là bệnh cực nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế. Vậy khi trong nhà có người thân bị đột quỵ, bạn phải xử trí ra sao?.

Theo Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM, đột quỵ là biến chứng xảy ra đột ngột khi sự tưới máu não bị giảm, dẫn đến phần não do mạch máu tương ứng nuôi dưỡng bị hủy hoại. Tình trạng này có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn phế, liệt nửa người.

Đột quỵ để lại nhiều di chứng: rối loạn vận động (liệt nửa người, liệt mặt... dẫn đến tàn phế); rối loạn ngôn ngữ (nói đớ, không nói được, nói lung tung); rối loạn ý thức (tiêu tiểu không tự chủ, trầm cảm, giảm trí nhớ) và rối loạn cảm xúc (thay đổi tính tình, dễ nóng giận, cáu gắt, khóc cười vô cớ).

{keywords}
Cách cấp cứu người bị đột quỵ

Những loại đột quỵ thường gặp là:

- Nhồi máu não (85%): Huyết khối do xơ mỡ hay thuyên tắc từ các động mạch lớn, nhồi máu nhỏ do xơ mỡ hay thoái hóa lipohyaline, thuyên tắc mạch từ tim.

- Xuất huyết trong sọ (15%): Xuất huyết trong não, xuất huyết khoang dưới màng nhện.

Nhận biết sớm những dấu hiệu đột quỵ

Yêu cầu người bệnh cười, nói, giơ tay để nhận biết các dấu hiệu sau:

- Tê, yếu hoặc liệt mặt, tay và chân thường là ở một bên của cơ thể.

- Rối loạn thị giác ở 1 hoặc 2 mắt như tối mắt, mờ mắt, nhìn đôi (song thị), mù mắt.

- Lú lẫn, rối loạn nhận thức.

- Nói khó hoặc nói ngọng.

- Đi không vững, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp vận động.

- Đau đầu dữ dội.

Xử trí khi người thân bị đột quỵ

Đột quỵ là một tình trạng khẩn cấp, cần gọi cấp cứu 115. Trước khi nhân viên y tế đến, bạn có thể sơ cứu người thân như:

- Cần để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ.

- Nới rộng quần áo, theo dõi sắc diện, nhịp thở.

- Quan sát xem bệnh nhân tỉnh hay hôn mê.

- Trấn an bệnh nhân, nhắc bệnh nhân hít sâu và thở chậm.

- Nếu bệnh nhân ói mửa, cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng bệnh nhân.

- Nếu bệnh nhân co giật, cũng cần để bệnh nhân nằm nghiêng, đề phòng bệnh nhân cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán muỗng đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.

- Nếu bệnh nhân hôn mê, ngừng thở phải tiến hành hô hấp nhân tạo.

Chú ý: Không cạo gió, không xoa bóp, không nặn chanh…

{keywords}
Tập thể dục, ăn uống hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ 

Phối hợp Tây y – Đông y trong điều trị ngay sau đột quỵ

Bằng các phương pháp nội khoa, phẫu thuật nhằm ngăn chặn đột quỵ đang diễn ra bằng li giải cục huyết khối, tái lập lại dòng chảy và giải quyết các biến chứng thứ phát xảy ra sau đột quỵ.

Khi dùng thuốc để điều trị cấp cứu bệnh nhân ngay sau khi có dấu hiệu đột quỵ, Tây y xử trí chống co giật, hạ sốt, chống viêm, chống phù não, điều hòa tim mạch... Đông y giúp thanh tâm giải độc, khai khiếu tỉnh thần, trấn tĩnh, trừ đàm.

Một số bài thuốc đông y hỗ trợ điều trị ngay sau khi có dấu hiệu đột quỵ như: Thiên ma câu đằng ẩm; Linh dương giác và An cung ngưu hoàng hoàn.

Trong việc điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ, phương pháp Tây y giúp điều trị phục hồi các chức năng thần kinh, những rối loạn về sa sút trí tuệ và nhận thức, cải thiện tàn phế.

Giải quyết nguyên nhân bệnh hoặc bệnh lý kèm theo như ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, điều chỉnh rối loạn lipid máu, chống kết tập tiểu cầu…

Phương pháp Đông y giúp hành khí, hoạt huyết, trừ đàm, bổ dương… và một vài bài thuốc đông y hỗ trợ cho việc phục hồi chức năng như: Đại tần giao, bổ dương hoàng ngũ thang, Hoa Đà tái tạo hoàn.

Dự phòng đột quỵ

Nếu hạn chế được các yếu tố gây bệnh sẽ làm giảm 80% nguy cơ đột quỵ. Do đó phải điều trị tích cực những nguy cơ chính như: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, ngăn chặn sự hình thành cục máu đông.

Thay đổi lối sống: thực hiện chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch và đột quỵ não. Làm việc nhẹ nhàng, vừa sức, tránh căng thẳng.

Tăng hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp.

Do đó, nên tập thể dục đều (đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội…) 30 - 60 phút/ngày, 4 - 5 lần/tuần.

Đột quỵ và 'thời gian vàng' cấp cứu

Đột quỵ và 'thời gian vàng' cấp cứu

Người bị đột quỵ để lại nhiều di chứng theo các bác sĩ, hậu quả mà đột quỵ gây ra rất trầm trọng.

Có nên sơ cứu đột quỵ bằng châm cứu, bấm huyệt?

Có nên sơ cứu đột quỵ bằng châm cứu, bấm huyệt?

Châm cứu, bấm huyệt cấp cứu trong các trường hợp tai biến mạch máu não là hết sức cần thiết, đặc biệt khi chưa thể đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế. 

Sai lầm chết người khi sử dụng an cung điều trị đột quỵ

Sai lầm chết người khi sử dụng an cung điều trị đột quỵ

Không phải tất cả các bệnh nhân đột quỵ đều có thể dùng an cung. Nếu bệnh nhân bị vỡ mạch máu não mà uống vào sẽ khiến bệnh nặng thêm.

Nhiều 9X đột quỵ: Chớ chủ quan nếu đau đầu dai dẳng

Nhiều 9X đột quỵ: Chớ chủ quan nếu đau đầu dai dẳng

Nhiều bệnh nhân đột quỵ não dưới 30 tuổi, trong đó có nhiều trường hợp là học sinh, sinh viên.

Cảnh báo đột quỵ sau nhồi máu cơ tim

Cảnh báo đột quỵ sau nhồi máu cơ tim

Người có nguy cơ đột quỵ cao sau nhồi máu cơ tim là người tăng huyết áp, đái tháo đường, cholesterol cao, thiếu vận động, béo phì và hút thuốc lá.

Xơ gan có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ

Xơ gan có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng xơ gan, tình trạng xơ cứng của mô gan thường do uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi.

Thạch Quý