- Rất nhiều bệnh nhân bị u máu trong gan thường rất lo lắng đây là một biểu hiện của ung thư gan. Đa số bệnh được họ phát hiện tình cờ. Tuy nhiên, u máu trong gan là việc mạng lưới các mạch máu ở trong hoặc trên bề mặt gan bị rối. Loại u này thường không phải ung thư và thường không gây triệu chứng.
Hiện tại, không có một loại thuốc nào có tác dụng làm mất hoặc giảm kích thước của khối u. Việc chỉ điều trị khi khối u lớn và gây các triệu chứng như đau nhiều bằng nút mạch gan hoặc phẫu thuật cắt một phần của gan. Tuy nhiên nếu u gan vỡ ra cũng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trên thực tế, đa số mọi người thậm chí còn không biết mình bị u máu trong gan. U máu thường chỉ được phát hiện ra thông qua xét nghiệm hoặc qua một thủ thuật trong một tình trạng bệnh không liên quan khác. Thậm chí khi đã được chẩn đoán, đa số các trường hợp u máu trong gan cũng không cần điều trị.
U máu trong gan không phải là ung thư và không làm tăng nguy cơ bị ung thư. Khối u thường rất nhỏ (dưới 4cm). Trong một số trường hợp, khối u vẫn có thể phát triển lớn hơn. Khối u lớn thường sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng hoặc nôn mửa. Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang dùng liệu pháp thay thế estrogen thường sẽ có nguy cơ phát triển khối u máu lớn. Nguyên nhân bởi vì estrogen có thể dẫn đến việc phát triển u máu trong gan.
U máu trong gan là khối u lành tính hay gặp nhất của gan. 5-7% người khỏe mạnh có thể xuất hiện u máu ở gan. Tỉ lệ có u máu trong gan ở nữ gặp nhiều hơn sáu lần so với nam giới. U máu trong gan ở nữ giới thường có kích thước lớn so với nam giới. U máu thường gặp ở gan phải và ở vùng dưới bao gan.
Ung thư gan thường xuất hiện ở người bị viêm gan mạn tính hay gặp là do viêm gan mạn do virut viêm gan b, C, do rượu, viêm gan tự miễn. Ít gặp ung thư gan trên người có gan lành hoàn toàn. Xét nghiệm máu có thể thấy FP (Feto Protein) tăng cao, đây là một protein được sản sinh trong thời kỳ bào thai ở người lớn chỉ tồn tại trong máu với lượng rất thấp dưới 10ng/ml.
Đa số các khối u máu thường không cần phải điều trị và chỉ cần kiểm soát. Tuy nhiên, khối u máu có thể cần phải loại bỏ bằng cách phẫu thuật nếu khối u quá to và gây ra các triệu chứng. Nếu khối u gây đau hoặc gây tổn thương một phần gan, bác sỹ có thể sẽ quyết định loại bỏ toàn bộ phần bị ảnh hưởng.
Trong những trường hợp khác, bác sĩ có thể sẽ quyết định tiêm thuốc vào khối u máu để ngăn chặn sự cấp máu tới đây. Cách này được gọi là làm nghẽn động mạch gan.
Trong những trường hợp rất hiếm, bệnh nhân sẽ cần phải được cấy ghép gan. Trong quá trình này, gan bị tổn thương sẽ được thay thế bằng gan hiến tặng. Việc này chỉ cần thiết khi khối u máu rất lớn hoặc có rất nhiều khối u máu và không đáp ứng với điều trị.
Như vậy, chưa có một cơ sở khoa học nào nói về việc u máu sẽ trở thành ung thư gan. Bởi vậy những ai mắc phải căn bệnh này có thể yên tâm điều trị và mau chóng phục hồi sức khoẻ.
Thu Hiền