- Bệnh ung thư dạ dày cũng có thể phòng tránh được nếu bạn có chế độ ăn uống hợp lý. Bài viết này giới thiệu đến các bạn một số loại thực phẩm giúp chống lại bệnh ung thư dạ dày.
Tỏi
Tỏi là loại gia vị mà các gia đình thường sử dụng trong chế biến các món ăn hàng ngày. Ngoài công dụng giúp cho món ăn thơm ngon hơn, tỏi còn có tác dụng chống ung thư rất quan trọng.
Theo điều tra dịch tễ học trên một nhóm người ăn tỏi sống, tỉ lệ mắc ung thư dạ dày là rất thấp. Bởi tỏi có thể làm giảm hàm lượng Nitrit bên trong dạ dày cùng với việc làm giảm sự tổng hợp của Amoni Nitrit nên có tác dụng chống ung thư.
Nấm và các thực phẩm từ nấm
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nấm đen và nấm trắng có chứa Polysaccharides có khả năng chống ung thư rất cao.
Các loại thực phẩm từ nấm giàu chất xơ thô và canxi thực phẩm không chỉ có hiệu ứng chống ung thư, mà còn cải thiện khả năng miễn dịch cơ thể.
Trong nấm có các chất giúp phòng chống ung thư dạ dày rất tốt. Có trong các loại nấm như: nấm đông cô, nấm hương, nấm kim châm và nấm mèo (mộc nhĩ). Các loại nấm này đều dễ tìm thấy trong tự nhiên hoặc hiện nay người ta đã nuôi được rất nhiều vì vậy nên bổ sung thêm nấm vào các món ăn hàng ngày để giảm khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...).
Các loại thực phẩm này giàu chất xơ và vitamin rất tốt cho sức khỏe và có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư dạ dày.
Đậu phụ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại bệnh viện Đại học quốc gia Seoul và Trung tâm kiểm soát ngăn ngừa dịch bệnh Hàn Quốc thì ăn đậu phụ mỗi ngày sẽ giúp giảm được đến 90% nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Một thành phần chính của đậu phụ chính là đậu tương.
Các nhà nghiên cứu cho rằng chất Isoflavon trong protein đậu nành đã ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển cũng như gây ra cơ chế tự hủy ở các tế bào này.
Họ cũng ghi nhận là Isoflavon giúp kiềm chế khuẩn Helicobacter Pylori, vốn gây ra ung thư dạ dày.
Để ngừa ung thư, các nhà nghiên cứu khuyên những người hay ăn thực phẩm muối nên ăn nhiều hơn một bát cơm đậu nành và một khẩu phần đậu phụ mỗi ngày.
Nghiên cứu cũng cho thấy đậu nành giúp giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Mầm cải xanh
Theo các nhà khoa học, mầm cải xanh có nhiều chất Sulforaphane hơn cả bông cải, khi các nhà khoa học cho 25 người bị nhiễm vi khuẩn ăn mầm cải vào thì trong cơ thể họ có đủ lượng enzyme.
Việc này giúp loại bỏ sự viêm nhiễm cũng như viêm sưng và giảm được nguy cơ viêm loét gây ra bệnh ung thư dạ dày.
Hành tây
Hành tây có chứa chất Quercetin gỗ sồi là một loại chất chống ung thư tự nhiên, ăn hành có thể làm giảm được hàm lượng Nitrit dạ dày.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn hành, tỉ lệ mắc ung thư dạ dày ít hơn những người không ăn hành tây 25%, tỉ lệ tử vong của ung thư dạ dày thấp hơn 30%.
Cà chua
Trong cà chua có chứa hàm lượng Lycopene và Renieratene khá lớn, những chất này đều là chất chống ô xy hóa, đặc biệt là Lycopene có tác dụng trung hòa Free Radical trong cơ thể, dự phòng ung thư dạ dày và ung thư các bệnh về hệ tiêu hóa rất tốt. Cà chua dễ tìm vì vậy nên chú ý thêm thực phẩm này vào món ăn gia đình để giúp bạn phòng ngừa ung thư và có một sức khỏe tốt.
Súp lơ
Trong súp lơ còn có chứa một loại men có tác dụng kích thích hoạt động của tế bào có tên Sulphide. Men này có tác dụng hạn chế sự hình thành tế bào ung thư. Ăn nhiều súp lơ sẽ giúp bạn phòng tránh ung thư thực quản và ung thư dạ dày một cách có hiệu quả.
Cà rốt
Như chúng ta đã biết, cà rốt là một loại thực phẩm rất tốt cho mắt, bên cạnh đó nó còn có công dụng trong phòng tránh các bệnh ung thư. Chất Beta - Caroten có trong cà rốt có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như: ung thư dạ dày, ung thu phổi, họng, ruột, vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Trứng, sữa, phomat và các chế phẩm từ sữa
Những người bị ung thư dạ dày cần thêm protein và calo. Protein có nhiều trong trứng, sữa, phomat và các chế phẩm từ sữa.
Ngoài việc tăng cường bổ sung những thực phẩm trên, bạn cũng cần tránh sử dụng những loại thực phẩm có hại cho dạ dày như: thịt chế biến sẵn, thực phẩm muối chua, các loại gia vị cay nóng, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh xa các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày như hút thuốc lá, lười vận động hoặc béo phì. Cần điều trị viêm loét dạ dày triệt để cũng như ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori.
Làm gì để giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày?
Cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày nhưng các nhà khoa học nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh này.
Phòng tránh tái phát ung thư dạ dày bằng cách nào?
Bệnh ung thư dạ dày tạm thời được đánh lui sau khi điều trị tích cực tại bệnh viện. Người bệnh cần đảm bảo các yếu tố sau để có cuộc sống kéo dài sau điều trị.
Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày được điều trị bằng các phương pháp: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, sử dụng kháng thể đơn dòng hay còn gọi là thuốc tác dụng đích để tiêu diệt tế bào ung thư.
Khuê Minh(tổng hợp).