- Thấy ho nhẹ nên anh Nguyễn Sinh (25 tuổi, ngụ TP.HCM) tới bệnh viện thăm khám và phát hiện bị ung thư tinh hoàn, di căn lên phổi.

 

Qua các xét nghiệm, khi bác sĩ nói có rất nhiều nốt trên phổi - hình ảnh điển hình của ung thư từ một cơ quan khác di căn đến phổi, anh Sinh thất thần

Anh không tin rằng mình bị mắc ung thư tinh hoàn bởi chỉ thấy ho nhẹ, chứ không có biểu hiện gì khác.

Tuy nhiên, khi được hỏi về các triệu chứng ở tinh hoàn, người bệnh mới thú nhận khoảng 2 tháng trước có bị sưng tinh hoàn phải, sau đó tự hết và hiện không có gì bất thường.

{keywords}
Bác sĩ tư vấn cho người bệnh

Theo ThS BS Nguyễn Như Vinh – Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, khi khám tinh hoàn phát hiện khối u cứng, không sưng đau.

Vì không gây đau nên người bệnh đã không đi khám trong một thời gian tương đối dài. Đây chính là lý do ung thư tinh hoàn có thời gian di căn lên phổi.

TS BS Nguyễn Hoàng Đức – Trưởng khoa Tiết niệu nhận định rằng ở trường hợp của anh Sinh, mặc dù phát hiện có bất thường ở bìu từ trước nhưng do chủ quan nên người bệnh không đi khám, và khi đi khám vẫn không nói với bác sĩ về bất thường này.

Lý do có thể là người bệnh cho rằng triệu chứng như vậy là bình thường nhưng phần lớn hơn là khi bị bệnh ở những chỗ nhạy cảm như bộ phận sinh dục sẽ khiến người bệnh ngại đi khám hay ngại khai bệnh với bác sĩ.

Theo BS Hoàng, ung thư tinh hoàn là một trong những ung thư hay gặp nhất ở nam giới từ 15 đến 35 tuổi, chiếm khoảng 1% tổng các loại ung thư ở nam giới ở mọi lứa tuổi.

Những thanh niên từ 15-35 tuổi có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn nhiều nhất lại là những người còn quá trẻ nên rất ngại khi khám vùng nhạy cảm này. Đây là nhóm đối tượng rất cần chú ý bất thường ở vùng tinh hoàn.

Yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm tinh hoàn lạc chỗ - tinh hoàn còn nằm trong ổ bụng không xuống đến bìu và người bệnh chỉ thấy có 1 tinh hoàn còn bên kia không có, bất thường bẩm sinh về hệ tiết niệu sinh dục (thận, dương vật) và có tiền căn gia đình có người bị ung thư tinh hoàn.

{keywords}
Dấu hiệu của ung thư tinh hoàn

Các biểu hiện của bệnh ung thư tinh hoàn như có cục cứng chỗ bìu, đôi khi có cảm giác đau hay khó chịu vùng bìu hay bìu lớn lên bất thường. Một số người bệnh có cảm giác đau vùng bụng dưới, lưng hay bẹn.

Nếu phát hiện trễ khi ung thư đã di căn đến nơi khác thì tùy nơi di căn sẽ có các biểu hiện triệu chứng của cơ quan đó như ho, khó thở khi di căn đến phổi; đau bụng, nôn ói khi di căn đến dạ dày, đau nhức xương nếu di căn đến xương, yếu liệt, nhức đầu hay hay hôn mê nếu di căn lên não....

Về diễn tiến, nếu phát hiện sớm khi ung thư còn nằm tại tinh hoàn mà chưa di căn đến nơi khác thì có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Còn khi phát hiện trễ thì tế bào ung thư di căn đến nhiều cơ quan khác và khi đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn, tuy nhiên khả năng chữa khỏi cao hơn rất nhiều so với các loại ung thư khác khi đã di căn.

TS BS Nguyễn Hoàng Đức lưu ý ung thư tinh hoàn không có triệu chứng ban đầu rõ ràng nên khiến người bệnh không chú ý hoặc chủ quan cho rằng khối cứng nhỏ ở tinh hoàn không có gì nghiêm trọng nên không đi khám.

Các ung thư phát hiện sớm qua thăm khám định kỳ luôn có kết quả điều trị tốt hơn phát hiện trễ, khi người bệnh đi khám với triệu chứng rõ ràng.

"Do vậy, người dân nên đi khám định kỳ mỗi 1- 2 năm một lần để phát hiện bệnh sớm nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Các bạn nam trẻ tuổi nên tự khám cơ quan sinh dục của mình và nếu thấy bất thường nên đi khám và không nên ngại ngần trao đổi với bác sĩ về vấn đề này" - TS BS Hoàng Đức khuyến cáo

 

Ung thư tinh hoàn có thể chữa khỏi:

Trong năm 2017, ở Mỹ chỉ có 400 người chết vì căn bệnh này, một con số rất nhỏ so với các ung thư khác, và tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư tinh hoàn là 95%, nghĩa là nếu có 100 người bị ung thư tinh hoàn thì khi được điều trị sẽ có 95 người còn sống sau 5 năm.

Nếu so với một số bệnh ung thư khác như ung thư phổi tỷ lệ sống sau 5 năm là 1% - 49% hay ung thư dạ dày là 4% - 71%, tùy theo giai đoạn thì mới thấy rằng ung thư tinh hoàn tương đối nhẹ hơn nhiều.

 

 

Bệnh ung thư dạ dày có chữa được không?

Bệnh ung thư dạ dày có chữa được không?

Ung thư dạ dày là bệnh với tỷ lệ tử vong cao đứng thứ 2 sau bệnh ung thư phổi, với khoảng 800.000 ca mỗi năm. Câu hỏi nhiều người đặt ra là: Ung thư dạ dày có chữa được không?

Cô giáo trẻ bị ung thư từ chối điều trị để con trai được sống

Cô giáo trẻ bị ung thư từ chối điều trị để con trai được sống

Khi thai nhi được 27 tuần tuổi cũng là lúc cô giáo tiểu học biết mình bị ung thư. Vừa hoang mang, lại bị bệnh dày vò khiến chị gầy rộc, từ 48 kg còn 35 kg.

Dấu hiệu nhận biết ung thư máu đã 'tấn công' bạn

Dấu hiệu nhận biết ung thư máu đã 'tấn công' bạn

Ung thư máu (còn gọi là ung thư bạch cầu, bệnh bạch cầu) là một dạng ung thư ác tính.

Đàn ông cao to dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến hơn

Đàn ông cao to dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến hơn

Các nhà khoa học Anh phát hiện ra rằng, nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt tỉ lệ thuận 21% cho 10cm tăng chiều cao.

Ung thư cổ tử cung là bệnh gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh gì?

Ung thư cổ tử cung là loại bệnh mà tế bào ung thư xuất hiện ở phần nối giữa tử cung và âm đạo của phụ nữ. 

Lông tóc phát triển quá mức - dấu hiệu ung thư buồng trứng

Lông tóc phát triển quá mức - dấu hiệu ung thư buồng trứng

Một số trường hợp mắc ung thư buồng trứng đã từng trải qua triệu chứng lông, tóc phát triển quá mức.

Đàn ông có bị ung thư vú?

Đàn ông có bị ung thư vú?

Cách đây 5 tháng tôi phát hiện ngực trái có u cục, không đau nên tôi không đi khám nhưng khối u ngày càng ngày càng to khiến tôi lo lắng.

Văn Đức