- Bệnh nhân ung thư dạ dày trước và sau khi phẫu thuật cần phải chú ý đến các loại thực phẩm nên và không nên ăn để đảm bảo sức khỏe cho quá trình điều trị.


Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư dạ dày có liên quan rất nhiều đến ăn uống. Do đó chế độ ăn uống lành mạnh ảnh hưởng rất lớn đến việc phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư dạ dày.

Tùy từng giai đoạn điều trị, tình hình bệnh tật và thể trạng của người bị ung thư dạ dày mà quyết định ăn kiêng. Đối với bệnh nhân ung thư dạ dày phải phẫu thuật thì chế độ ăn kiêng trước và sau mổ không thể giống nhau.

{keywords}


Trước khi phẫu thuật

Người ung thư dạ dày lúc này thường có những triệu chứng lâm sàng như người đờ đẫn, tiêu hoá không tốt, chướng đau. Trước khi mổ, để nâng cao thể chất người bệnh, bảo đảm cho tiến hành phẫu thuật thuận lợi, bệnh nhân ung thư dạ dày nên dùng những loại thực phẩm dễ tiêu hoá, dễ  hấp thụ, những chất tươi non mà giá trị dinh dưỡng lại cao. Người bệnh nên dùng nhiều rau xanh non làm chính; kiêng ăn những loại thô ráp, khó tiêu hóa, dinh dưỡng thấp; đồng thời phải nên tránh ăn quá nhiều thực phẩm tinh bột, từ bỏ thói quen xấu “ăn nhiều cơm trước khi mổ”.

Sau khi phẫu thuật

Sau khi mổ khí huyết người bệnh bị suy yếu và thường có các triệu chứng: nhiệt độ cơ thể thấp, toàn thân bứt rứt khó chịu, vết mổ chưa lành, dạ dày và bụng chướng đầy, khi ăn uống yêu cầu phải ăn ít chia làm nhiều bữa, ăn các loại thanh đạm dễ tiêu hoá mà lại giàu dinh dưỡng. 

Thời gian này tuy cần phải bồi bổ nhưng tránh không nên đại bổ, đặc biệt phải kiêng những thực phẩm nhiều chất béo như thịt mỡ, gà béo, thực phẩm quay. Ngoài ra sau khi mổ đều phải nên kiêng thuốc lá, rượu và các loại chất cay kích thích.

Nếu như trong quá trình trị liệu có dùng thuốc hoá học, thì sẽ xuất hiện phản ứng ở đường tiêu hoá, thường thấy các triệu chứng đờ đẫn, ói mửa, bụng chướng, tiêu chảy hoặc bí đại tiện. Vì vậy, cũng cần phải chú ý ăn kiêng, kiêng ăn những chất cay, kích thích, các loại thức ăn rán hoặc tẩm hương liệu.

Đối với người khí trệ, thường biểu hiện ra là đầy bụng, chán ăn, tiêu hoá kém hoặc bụng quặn đau... bệnh do tỳ vị chuyển hoá thất thường nên kiêng ăn thức ăn gây tắc khí, bao gồm những thực phẩm có lượng carbohydrate cao, chất béo chất bổ nhiều hoặc các đồ ăn qua nướng, quay, chiên.

Những loại thường phải kiêng là: lạc, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, gạo nếp, ba ba, thịt mỡ, gà vịt béo, và các chế phẩm dầm muối. 

Nếu người bệnh tỳ vị suy yếu, thường biểu hiện triệu chứng tiêu chảy, hấp thụ không tốt, gầy yếu mệt mỏi, khi đó cần kiêng những thức ăn hoạt huyết tiêu đạo như sơn trà, củ cải... đồng thời phải kiêng các thực phẩm có dầu mỡ.

Vì đối với những người này, chức năng tiêu hoá rõ ràng giảm sút, ăn những loại đó vào càng gây tổn thương tỳ vị. 

Đối với người tỳ vị hư hàn, có thể thấy các triệu chứng sợ lạnh, bụng đau, nên kiêng ăn cua vì cua béo nhiều tính hàn khó cho tiêu hoá; đồng thời càng nên tránh uống nước lạnh. 

Đối với người vị nhiệt, thường xuất hiện các chứng cồn cào trong bụng, mặt đỏ bốc hỏa, tay chân run, miệng khát, đại tiện táo bón hoặc có lẫn máu, nên hạn chế ăn đồ nóng như tỏi, ớt.

Trên đây là những loại thực phẩm nên và kiêng ăn cho bệnh nhân ung thư dạ dày trước và sau khi phẫu thuật.

Khuê Minh