- Ung thư bạch cầu là căn bệnh ung thư nguy hiểm mà nhiều người thường mắc phải. Bệnh gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe cho bệnh nhân. Khi mắc bệnh, người bệnh cần tuân theo chế độ ăn uống và nên tránh một số loại thực phẩm được liệt kê dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết ung thư máu đã 'tấn công' bạn
Bạn có thể mắc ung thư máu nếu có triệu chứng này
7 dấu hiệu bệnh ung thư máu, chị em không được bỏ qua
Không nên dùng các chất kích thích như rượu, bia và đặc biệt là thuốc lá. Những chất này đối với cơ thể người bình thường đã là tác nhân gây bệnh nguy hiểm, vì vậy càng không nên dùng cho bệnh nhân ung thư.
– Các loại thực phẩm công nghiệp đóng gói sẵn, bởi nó chứa các chất phụ gia và chất bảo quản độc hại.
– Một số loại Vitamin làm cho tế bào ung thư phát triển:
Một số loại Vitamin như Vitamin B12 hay Vitamin B1 làm tăng sự phát triển của tế bào ung thư. Điều này không phải ai cũng biết nên nhiều người cho rằng cứ bổ sung các chất này cho bệnh nhân nhưng thực tế lại đang tiếp tay làm bệnh ngày càng trầm trọng.
+ Vitamin B12: Vitamin B12 có vai trò trong quá trình sinh hồng cầu, nếu thiếu Vitamon B12 sẽ mắc bệnh thiếu máu ác tính hồng cầu khổng lồ. Ngoài ra, cùng với Vitamin B1 và B6, Vitamin B12 còn có tác dụng làm tăng dẫn truyền thần kinh dùng để điều trị các chứng tê, liệt… Vitamin B12 có tác dụng làm cho các tế bào tăng trưởng mạnh. Vì thế việc sử dụng Vitamin B12 cho bệnh nhân ung thư chỉ làm cho bệnh càng tiến triển nhanh hơn. Việc sử dụng một số loại thuốc bổ, sữa mà có thành phần Vitamin B12 cũng nên được chú ý kiêng kị.
+ Vitamin B1: Nhưng nếu dùng quá nhiều vitamin B1 cho bệnh nhân ung thư có thể làm ung thư phát triển nhanh hơn. Cơ chế sự liên quan giữa Vitamin B1 và ung thư là khi các tế bào ung thư tăng sinh với tốc độ nhanh sinh ra lượng lớn đường Ribose (là nguyên liệu tạo khung Nucleotid để tạo ra vật chất di truyền). Do đó có thể làm tăng sự hình thành các tế bào ung thư mới. Các tế bào bình thường khi phân chia cần đến Oxy, nhưng các tế bào ung thư do tốc độ phát triển nhanh đã thông qua con đường khác mà không cần đến đến oxy mà qua một loại Enzym là Transketolase, mà con đường này lại rất cần đến Vitamin B1. Vấn đề đặt ra là làm sao cho hợp lý giữa việc không dùng quá nhiều Vitamin B1 cho bệnh nhân ung thư mà lại không để tình trạng thiếu hụt. Bởi một số bệnh ung thư như bệnh ung thư gây ra hậu quả thiếu hụt Vitamin B1. Sự thiếu hụt này gây ra tê bì, giảm trí nhớ và tăng Acid lactic trong máu.
Những lưu ý khi chế biến thực phẩm cho bệnh nhân ung thư máu
– Khi chế biến thức ăn phải chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm, bệnh nhân ung thư máu sức đề kháng suy giảm nên có thể nhiễm khuẩn nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
– Thực phẩm phải lựa chọn tươi sống, rõ nguồn gốc xuất xứ, không chứa chất phụ gia và chất bảo quản. – Nên chia thành nhiều bữa nhỏ, để dễ tiêu hóa, đảm bảo năng lượng cho bệnh nhân.
– Nên chế biến dưới dạng mềm lỏng như canh, hầm, cháo, súp… để bệnh nhân dễ ăn và dễ hấp thụ.
– Ăn tươi sống chống ung thư: Đây là phương pháp ăn rau củ sống (rau húng, lô hội, rau diếp cá, dưa leo, ớt chuông, đậu đỗ ngâm nảy mầm bỏ vỏ, hạt hạnh nhân, hạt óc chó…) với nguyên tắc “Ăn sống, nhai kỹ, nuốt chậm” thích hợp với các bệnh nhân bị các bệnh ung thư miễn dịch, trong đó có ung thư máu.
Nguyễn Thu Hiền