- Ung thư thanh quản nếu được phát hiện sớm thì tỉ lệ chữa khỏi là 80%, nhưng đa phần các trường hợp chủ quan và thiếu hiểu biết nên bệnh đã tiến triển ở giai đoạn muộn. Triệu chứng ung thư thanh quản giai đoạn đầu gần giống với bệnh cảm cúm thông thường. Vì thế các bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để tránh những rủi ro không mong muốn.
Khàn tiếng
Khàn tiếng là triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư thanh quản, bạn cần cảnh giác. Nếu khàn tiếng không biến mất trong vòng hai tuần, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ. Khối u càng lơn, khàn tiếng càng tăng và cuối cùng là khàn đặc, mất âm sắc, nghe khó hiểu.
Khàn tiếng từng đợt, ngày càng tăng về mật độ, giọng có cảm giác khô và cứng, đau họng. Khi khối u ngày một phát triển to hơn, người bệnh sẽ nhanh mệt, câu nói ngắt đoạn, đôi khi dây thanh bị cố định, thanh môn bị hẹp, tiếng nói bị khàn đặc, không còn âm sắc, rất khó để nghe rõ, và hiểu được bệnh nhân nói gì, đôi khi mất tiếng.
Ho
Ho vốn là biểu hiện của các bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm amidan... nhưng đó cũng là triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh ung thư thanh quản. Khi mắc ung thư thanh quản, biểu hiện ho sẽ không lộ rõ và mang tính chất kích thích, đôi lúc có những cơn ho kiểu co thắt.
Ở giai đoạn muộn của bệnh ung thư thanh quản, bệnh nhân sẽ cảm thấy nuốt khó, sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở và gây nên những cơn ho sặc sụa.
Khó thở
Khó thở có thể xảy ra sớm hơn hoặc đồng thời với khàn tiếng. Khi khối u ngày một to ra thì khẩu kính của thanh môn ngày càng hẹp. Ban đầu là khó thở chỉ xuất hiện khi cố sức làm việc gì đó (lên cầu thang, mang vật nặng...), nhưng về sau chúng biểu hiện rõ rệt và thường xuyên hơn.
Khó nuốt
Khó nuốt xuất hiện sau triệu chứng khàn tiếng và khó thở, lúc này các khối u đã lan ra vùng hầu họng và xuất hiện cảm giác đau tai. Khó nuốt hay nuốt đau có thể là do có một khối u trong cổ, ngăn chặn thực phẩm đi xuống cổ.
Và lúc này khối u đã lan ra vùng hầu họng, khiến người bệnh không ăn cơm được, chỉ ăn cháo hoặc uống sữa... thậm chí phải đặt ống sonde dạ dày để bơm thức ăn vào. Và khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn thì xuất hiện nuốt khó và sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở thì gây nên những cơn ho sặc sụa.
Tuy nhiên trước khi để bệnh phát triển đến giai đoạn này, bạn đừng bỏ qua bất cứ dấu hiệu bất thường nào trước đó của cơ thể. Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo, bạn cũng cần bỏ đi những thói quen xấu như: hút thuốc lá, uống rượu bia, lười uống nước, la hét quá nhiều... để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Sút cân
Sút cân đột ngột kèm theo dấu hiệu bất thường khác là bằng chứng rõ ràng cho bệnh ung thư thanh quản. Do đó, bạn cần lưu ý thăm khám kịp thời để xác định tình trạng và có phương án đối phó phù hợp.
Nếu bạn gặp phải một trong những dấu hiệu trên, bạn nên đến ngay bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị hợp lý nếu mắc phải ung thư thanh quản.
Thái Hậu (tổng hợp)
Giật mình với 7 thói quen khiến bạn mắc ung thư thanh quản
Thói quen thường ngày có thể đẩy bạn vào những bệnh như ung thư thanh quản. Những thói quen này dù rất nhỏ, bạn không hay để tâm nhưng có thể khiến bạn điêu đứng.
Bí quyết bảo vệ đại tràng cho người viêm loét dạ dày
Những người bị viêm loét dạ dày có nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng rất cao. Bí quyết đơn giản sau đây của người Nhật sẽ giúp người viêm loét dạ dày có thể phòng và tránh viêm đại tràng.
Phòng tránh tái phát ung thư dạ dày bằng cách nào?
Bệnh ung thư dạ dày tạm thời được đánh lui sau khi điều trị tích cực tại bệnh viện. Người bệnh cần đảm bảo các yếu tố sau để có cuộc sống kéo dài sau điều trị.