HTML clipboard

- Ngày 15/5, Phó giáo sư – Tiến sĩ, bác sĩ Cao Văn Thịnh, Trưởng khoa Lồng ngực – Mạch máu, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM cho biết đơn vị mình vừa phẫu thuật cứu sống một nam bệnh nhân bị khối u mầm bào khổng lồ, ác tính vô cùng hiếm gặp.

Đặc biệt, khối u này lại nằm ở vị trí hy hữu tại trung thất trước, chèn ép khí quản, bao quanh, xâm lấn động mạch, tĩnh mạch chủ.

Bệnh nhân nói trên tên là Hồ Hoàng Dung L., sinh năm 1991, quê Đắc Lắc, hiện đang là sinh viên năm 1 của trường Đại học Sài Gòn.

HTML clipboard Bệnh nhân đã nhiều lần tưởng không qua khỏi trong ca mổ.
Qua điều tra bệnh sử, các bác sĩ ghi nhận trước khi được chẩn đoán có khối u 1 tháng L. bị đau ngực, ho kéo dài.

Sau khi xem xét, thảo luận kỹ lưỡng, các bác sĩ quyết định thực hiện ca phẫu thuật nguy hiểm, bóc tách khối u với hy vọng cứu sống chàng thanh niên.

“Có những giây phút chúng tôi tưởng đã mất cậu bé. Để bóc khối u bác sĩ phải mở toang lồng ngực của L. Trong ca phẫu thuật bệnh nhân đã nhiều lần dọa ngưng tim. Khối u được bóc rất lớn. Đó là u tinh bào, có kích thước 8 x 12 x 12 cm” – Bác sĩ Thịnh nói.

Trước đó 1 năm, khoa Lồng ngực – Mạch máu, Bệnh viện Nhân dân 115 cũng đã phẫu thuật cứu sống một nam sinh tên Trần X. T., sinh năm 1993, ngụ tại quận Phú Nhuận.

Điều trùng hợp là T. cũng có khối u mầm bào khổng lồ ở trung thất trước giống y chang L.

Ngày 16/3/2010, ê kíp phẫu thuật Lồng ngực - mạch máu kết hợp với phẫu thuật tim cắt bỏ hầu hết u trung thất lớn (kích thước 12x15x20cm) và phần màng tim phía trước do khối u ăn lan vào để giải phóng phổi phải. Bệnh nhân được truyền 4 đơn vị máu trong lúc mổ.

Hiện tại cả hai bệnh nhân L. và T. đều đang hồi phục tốt và tiếp tục quay trở lại trường học nhưng vẫn phải thường xuyên tái khám để theo dõi.

Theo bác sĩ Cao Văn Thịnh, u mầm bào là một bệnh lý rất hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm, đặc biệt khi khối u lại nằm ở trung thất, 1 vị trí rất khó phát hiện.

Khối u tế bào mầm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bắt nguồn từ các tế bào sản sinh ra trứng hoặc tinh trùng.

Bình thường các tế bào sinh sản ra trướng hoặc tinh trùng di chuyển tới buồng trứng hoặc tinh hoàn. Tuy nhiên cũng có thể chúng sẽ nằm ở các phần khác của cơ thể và phát triển thành u.

Người ta cho rằng vị trí phổ biết nhất của các khối u loại này là phần tận cùng của tủy sống như vùng cùng cụt, não, lồng ngực và ổ bụng. Cho tới nay nguyên nhân của u tế bào mầm chưa rõ. Tỷ lệ gặp loại u tế bào mầm rất hiếm, nếu trong nhóm các u trung thất càng hiếm hơn. Tại các trung tâm phẫu thuật chuyên khoa lớn, mỗi năm cũng chỉ gặp chừng 1-2 trường hợp.

Việc điều trị cũng như tiên lượng của u tế bào mầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, vị trí, giai đoạn khối u phát triển, thể trạng bệnh nhân … mà lựa chọn hình thức điều trị như phẫu thuật hay điều trị hóa chất, hoặc kết hợp cả hai.
 
Thanh Huyền