Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích to lớn của việc dậy sớm. Đọc để áp dụng ngay!

Nhiều người trong chúng ta thường xuyên thức quá nửa đêm và chỉ dậy khi đã sát giờ đi làm.

Thế nhưng khoa học mách rằng, đây là 1 thói quen không hề tốt. Thay vào đó, giới chuyên gia mách nhỏ bạn nên thức dậy sớm để có thể nhận hàng tá tác động tích cực về mình. Đó không chỉ về năng suất công việc mà còn cả về trạng thái cảm xúc, cơ thể nữa cơ.

1. Dậy sớm để có giấc ngủ ngon hơn

Các nhà khoa học nhận thấy rằng, những người thức dậy sớm có được giấc ngủ ngon hơn những người không ngủ hoặc ngủ muộn.

Bởi những người thích ngủ muộn có nhiều khả năng bị rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thay đổi liên quan đến thời gian, thời điểm và chất lượng giấc ngủ.

 

{keywords}
 

 

Một người mất ngủ có thể ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường, hoặc có những bất thường xảy ra trong khi ngủ như nằm mơ, gặp ác mộng...

2. Không phải vật vã mỗi khi thức dậy

Mỗi sáng, bạn thức dậy có vất vả lắm không? Tắt chuông 5 lần 7 lượt hay là bật cái dậy luôn? Theo các chuyên gia, việc rèn luyện bản thân để thức dậy ngay lần đầu tiên đồng hồ báo thức đổ chuông vô cùng có lợi.

Bởi việc cứ để đồng hồ báo thức nhắc lại nhiều lần, mỗi lần cách nhau vài phút không giúp bạn ngủ ngon hơn mà còn làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ. 

{keywords}
 

 

Từ đó, khiến khi tỉnh dậy cơ thể bạn uể oải, mệt mỏi và thấy buồn ngủ đến tận cuối ngày.

3. Dậy sớm - bạn có thời gian để hoàn toàn tỉnh táo

Ngay cả khi bạn tắm nước lạnh hay uống 1 tách cà phê sau khi thức dậy thì bạn vẫn chưa thể tỉnh táo hoàn toàn và có cảm giác sảng khoái bắt đầu 1 ngày làm việc mới đâu. Bởi theo các chuyên gia, quán tính giấc ngủ kéo dài khoảng 2 - 4 tiếng sau khi thức dậy.

 

{keywords}
 

 

Vậy nên trong thời gian này, sự chú ý, trí nhớ và phản ứng vẫn chưa thật sự hiệu quả. Chúng cần thời gian để tăng tốc cơ. Vì thế, thức dậy sớm 1 chút sẽ giúp bạn hoàn toàn tỉnh táo, tập trung khi làm việc đầu giờ.

4. Dáng đẹp, da xinh

Khi dậy sớm, bạn sẽ có thêm cơ hội để tập luyện thể chất thường xuyên và đốt cháy lượng mỡ, giúp bạn duy trì vóc dáng đẹp, thon gọn.

 

{keywords}
 

 

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sleep cho thấy, luyện tập vào buổi sáng giúp con người dễ ngủ hơn vào buổi tối. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng hoạt động vào buổi sáng giúp sắp xếp nhịp ngày đêm của cơ thể nhịp nhàng hơn.

 
5. Não bộ hoạt động hiệu quả hơn vào sáng sớm

Đầu óc của bạn sẽ tập trung tốt hơn vào buổi sáng, khi có rất ít sự quấy rầy. Tập trung làm việc một cách tối đa khoảng 2-3 tiếng buổi sáng thường sẽ giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề tưởng như hóc búa.

 

{keywords}
 

 

6. Bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn

Nghiên cứu của giới khoa học Mỹ chỉ ra, trạng thái tâm lý và hạnh phúc của một người phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu ngày mới.

 

{keywords}
 

 

Theo đó, những người thức dậy sớm có trạng thái cảm xúc ổn định hơn. Trong khi đó, những người đi ngủ muộn và thức dậy vào buổi trưa có tâm trạng thay đổi thất thường và dễ bị trầm cảm hơn.

Mẹo hay để chìm vào giấc ngủ trong 60 giây

Mẹo hay để chìm vào giấc ngủ trong 60 giây

Bạn đã thử kỹ thuật hít thở 4-7-8 bao giờ chưa? Các chuyên gia công nhận phương pháp này có thể khiến bạn thiếp đi trong vòng 60 giây.

Bài thuốc chữa chứng mất ngủ

Bài thuốc chữa chứng mất ngủ

Đông y cho rằng: “Ngủ là gốc của phần âm do thần làm chủ. Khi thần yên thì ngủ được, thần không yên thì ngủ kém hoặc ngủ lơ mơ.

Ngủ trên võng, bé 2 tháng tuổi bị chó cắn phải nhập viện

Ngủ trên võng, bé 2 tháng tuổi bị chó cắn phải nhập viện

Bé 2 tháng tuổi nằm ngủ một mình trên võng thì bị cho cắn nhiều vết trên mặt, chảy nhiều máu.

Cụ bà ngủ ngồi khi hút 2 gói thuốc lá mỗi ngày

Cụ bà ngủ ngồi khi hút 2 gói thuốc lá mỗi ngày

Khối bướu to chèn ép ở cổ, bà Loan bị khàn tiếng, tay chân run và khó thở khi ngủ làm người này phải ngủ ngồi suốt 2 năm.

Chàng trai cõng mai rùa khổng lồ, 26 năm ngủ ngồi

Chàng trai cõng mai rùa khổng lồ, 26 năm ngủ ngồi

Khối u trên lưng chàng trai trẻ ngày càng phì đại, chiếm toàn bộ lưng kèm theo những cơn đau buốt kéo dài khiến cậu chỉ có thể ngủ ngồi.

(Theo Gia đình.net)