Đảm bảo dinh dưỡng, tập tăng sức mạnh cơ sàn chậu, đến cơ sở y tế để có hướng điều trị, không quên “trợ thủ” băng thấm tiểu … là những điều phụ nữ cần lưu ý để chứng bệnh khó nói không ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc.
Són tiểu là hiện tượng phổ biến thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 35 - 55 hoặc trong giai đoạn mang thai và sau sinh. Nguyên nhân són tiểu ở phụ nữ thường do sự suy yếu cơ sàn chậu do lão hóa tự nhiên, ảnh hưởng của quá trình mang thai, sinh đẻ hoặc thay đổi hormon sinh dục nữ trong giai đoạn mãn kinh, dẫn tới giảm khả năng kiểm soát bài tiết nước tiểu của niệu đạo và gây ra són tiểu.
Són tiểu gắng sức xảy ra khi phụ nữ ho, hắt hơi, vận động mạnh |
Khi són tiểu, phụ nữ thường trải qua cảm giác tự ti, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống nhưng do ngại ngùng, xấu hổ nên không dám gặp bác sỹ để được tư vấn và điều trị. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng són tiểu có thể được cải thiện và phụ nữ mắc són tiểu có thể hoàn toàn trút bỏ sự tự ti để thoải mái vui sống.
Uống đủ nước mỗi ngày
Nhiều người khi mắc són tiểu sẽ hạn chế uống nước vì nghĩ rằng uống ít nước sẽ khiến họ đi tiểu ít hơn, tuy nhiên, điều này là không chính xác. Uống không đủ nước làm nồng độ nước tiểu đặc hơn, gây kích ứng niêm mạc bàng quang, dẫn tới đi tiểu nhiều hơn.
Ngoài ra, uống không đủ nước làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu và táo bón - là các nguyên nhân gây són tiểu. Tuy nhiên, người mắc són tiểu cũng lưu ý không nên uống quá nhiều nước khiến bàng quang quá khích và tình trạng són tiểu trở nên nặng hơn. Theo các chuyên gia y tế, một người trưởng thành nên uống từ 6 - 8 cốc nước một ngày (240ml/ cốc).
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, tránh thừa cân, đái tháo đường
Són tiểu là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường và người thừa cân béo phì. Để phòng tránh tình trạng này, cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin, khoáng chất và đặc biệt là chất xơ.
Bên cạnh đó, cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và kiểm soát lượng đường máu, cholesterol ở mức cho phép và duy trì huyết áp ổn định.
Ngoài ra, nên hạn chế các thực phẩm có khả năng kích thích bàng quang cao như đồ uống có ga, cà phê, đồ chua, đồ cay, thực phẩm chế biến sẵn và không hút thuốc lá.
Sử dụng băng thấm tiểu để giữ vệ sinh
Hiện nay, các chị em đã rất quen với việc dùng băng vệ sinh hàng ngày, băng vệ sinh ban ngày hay khăn giấy để thấm tiểu nhưng vẫn không tránh khỏi cảm giác ẩm ướt và thường trực nỗi lo sợ người khác nhận ra mùi nước tiểu.
Băng thấm tiểu sẽ là một giải pháp mới hoàn hảo để thấm tiểu nhờ thiết kế chuyên biệt với lõi thấm siêu tốc 1s giúp thấm hút nhanh chóng (gấp 3 lần băng vệ sinh hàng ngày), ngăn thấm ngược và khử mùi nước tiểu hiệu quả. Băng thấm tiểu đã được sử dụng ở rất nhiều quốc gia phát triển trên thế giới nhưng vẫn khá xa lạ với phụ nữ Việt Nam.
Sử dụng băng thấm tiểu không chỉ giúp phụ nữ són tiểu giữ vệ sinh, giảm nguy cơ viêm nhiễm do tiếp xúc với nước tiểu mà còn mang lại sự tự tin trong sinh hoạt và cuộc sống.
Băng thấm tiểu Nhật Bản Caryn Ufree - Giải pháp mới cho phụ nữ gặp vấn đề són tiểu nay đã có mặt tại Việt Nam |
Tập luyện các bài tập để tăng sức mạnh cơ sàn chậu (bài tập Kegel).
Cơ vòng niệu đạo (cơ điều khiển việc đóng - mở đường niệu đạo để đưa nước tiểu ra ngoài) được kết nối với cơ sàn chậu, do vậy việc tập luyện tăng sức mạnh cơ sàn chậu sẽ giúp tăng cường chức năng của bàng quang để giữ nước tiểu khỏi rò rỉ ra ngoài. Bài tập này cũng rất tốt để cải thiện chức năng sinh sản ở phụ nữ.
Sử dụng thuốc và điều trị ngoại khoa
Các trường hợp són tiểu do viêm đường tiết niệu, tiểu đường, sỏi tiết niệu, rối loạn chức năng thần kinh… có thể được kiểm soát khi người bệnh điều trị đúng căn nguyên.
Các trường hợp són tiểu nặng cần được tư vấn và điều trị bởi bác sỹ chuyên khoa. Hiện nay, y học hiện đại đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả chứng són tiểu nhưng tâm lý e ngại vẫn cản trở người mắc són tiểu tham gia các liệu pháp này.
Lệ Thanh