Công nhân xây dựng, thợ máy hay những người thường xuyên làm việc nặng nhọc trong môi trường độc hại  được ví như nghề “bán sức”.  Mỗi khi làm việc, họ thường cảm thấy thiếu oxy, khô miệng, mất tập trung…
 

“Đốt” sức khỏe vì mưu sinh

Mức năng lượng của cơ thể có thể cao hoặc thấp tùy vào từng thời điểm. Tuy nhiên, với những người thường xuyên lao động nặng nhọc như công nhân xây dựng, bốc vác, thợ rèn….thì cảm giác mệt mỏi và không có hứng thú làm việc luôn thường trực. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể luôn phải “đốt” một đơn vị năng lượng quá lớn cho công việc hàng ngày, nếu không kịp thời bổ sung để tái tạo năng lượng, có thể họ sẽ gục ngã bất cứ lúc nào.

Theo bác sĩ Hoa Thanh Quế - Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường thì ngay cả những người làm công việc nhẹ nhàng như công chức văn phòng chẳng hạn, não bộ cũng cần rất nhiều năng lượng cho cơ thể, có như vậy thì mới duy trì được trí lực và thể lực.

{keywords}


Ông Quế dẫn chứng, nước vô cùng quan trọng cho việc duy trì sự cân bằng trong cơ thể. Nó có thể vận chuyển các thành phần dinh dưỡng, thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể, bảo đảm bài tiết các chất thải trong người. Tuy nhiên, với người bình thường hoặc lao động nhẹ nhàng thì uống lượng nước bao nhiêu cũng được, miễn là cảm thấy thoải mái và sảng khoái. Nhưng với người lao động nặng nhọc, nhất là trong môi trường nắng nóng, cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi thì việc uống quá nhiều nước lại không tốt.

Khi lao động nặng nhọc kéo dài dẫn tới mất nhiều năng lượng, cơ thể thường phải huy động đến lượng đường trong máu cùng một số chất để cung cấp cho các bắp cơ. Nếu ngay lúc này, cơ thể được cung cấp năng lượng kịp thời, bổ sung vào lượng vừa bị tiêu hao sẽ giúp người lao động phục hồi nhanh chóng sức khỏe, bác sĩ Quế nhấn mạnh.

Bổ sung năng lượng mỗi ngày

Cơ thể mệt mỏi, chân tay không muốn cử động, miệng đắng, tinh thần không minh mẫn, luôn bi quan… là tình trạng chung của những người bị suy giảm sức khỏe do lao động quá sức. Trong khi đó, chế độ ăn uống lại có những tác động trực tiếp tới việc cải thiện tính khí cũng như tâm trạng, sức khỏe và khả năng phục hồi sinh lực nhanh hay chậm.

Để nhanh chóng phục hồi về cả thể lực lẫn tâm trạng, người thường xuyên làm việc nặng nhọc, nhất là trong môi trường độc hại bị mất sức nhiều nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và hoàn hảo. Một câu hỏi luôn được những người lao động nặng nhọc đặt ra là có nên sử dụng nước uống tăng lực trong quá trình lao động, bởi thực tế, sau mỗi lần sử dụng, người lao động thường thấy hứng khởi và tái tạo nguồn sinh lực đáng kể.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên, nguyên trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Xanh Pôn tư vấn: ngoài việc ăn các sản phẩm nhiều năng lượng thì luôn phải ăn đủ, cân đối giữa các chất dinh dưỡng. Một trong những lưu ý hàng đầu đối với người lao động nặng nhọc là cần phải uống đủ nước, uống đúng thời điểm, nhất là những loại nước có khả năng tăng lực, phục hồi năng lượng.

  {keywords}

Những thành phần có trong nước tăng lực Number 1 của Tân Hiệp Phát như: Taurine, Inositol… giúp bổ sung năng lượng, hấp thụ tốt các vitamin hòa tan, ngoài ra vitamin B3 giúp giải phóng năng lượng và giúp chuyển hóa các chất carbohydrate, chất béo, prôtein nhằm tạo ra năng lượng cho cơ thể, tăng cường sự tuần hoàn, tham gia tổng hợp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Do đó, nước tăng lực sẽ giúp bổ sung dồi dào nguồn năng lượng thiếu hụt cho cơ thể, phục hồi sinh lực, giúp cơ thể vượt qua trạng thái mệt mỏi để luôn cảm thấy tươi trẻ, năng động và tràn đầy sinh lực trong cuộc sống.
 
 Nguyễn Long