Luôn nằm trong danh sách những loại bệnh có khả năng lây lan thành dịch cao nhất, bệnh thủy đậu gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp bố mẹ áp dụng những kiến thức truyền miệng trong dân gian không có cơ sở khoa học để xử lý khi mắc bệnh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Sau đây là những nhận định không có cơ sở khoa học nhưng lại vô cùng phổ biến và được hầu hết các bố mẹ tin tưởng.

Thủy đậu không phải là bệnh nặng

Đây là một trong những hiểu lầm nguy hiểm nhất đối với bệnh thủy đậu vì với quan niệm này, bố mẹ đôi khi xem nhẹ việc chữa bệnh cho con, hoặc xử lý bệnh không đúng cách gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Triệu chứng của thủy đậu là những vết mụn nước trên da, đây chính là nơi vi-rút gây bệnh hoạt động, nếu không xử lý cẩn thận, các vết mụn này sẽ là con đường gây dịch nguy hiểm nhất. Mặt khác, từ những vết đó có thể gây ra viêm da, nguy hiểm hơn có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng da, viêm phổi và viêm màng não.

 

 

{keywords}
Ảnh minh họa: Bố mẹ nên quan tâm và chăm sóc cẩn thận khi phát hiện bé bị thuỷ đậu

Thủy đậu chỉ bùng phát theo chu kì

Điều này không hoàn toàn chính xác bởi trên thực tế, điều kiện bùng dịch còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, môi trường của từng năm. Thông thường, thủy đậu có thể bùng phát nhiều lần trong một năm, đặc biệt là vào dịp sau Tết, thời gian chuyển mùa, trong kì nghỉ hè,…

Bôi thuốc khắp cơ thể sẽ mau hết

Khi có con mắc bệnh, các phụ huynh thường áp dụng phương pháp truyền miệng - bôi thuốc xanh khắp người để chữa bệnh và phòng các nốt thủy đậu lây lan trên cơ thể. Thế nhưng, chưa có một cơ sở khoa học nào chứng minh tính hiệu quả của phương pháp này. Vì thế, sử dụng phương pháp này tiêu tốn rất nhiều thời gian, có thể gây khó chịu cho bé vốn đã mệt mỏi vì bệnh mà không bảo đảm hiệu quả.

Mặt khác, vì những vết thủy đậu môi trường sống của vi-rút gây bệnh cho nên chúng càng dễ dàng bị viêm nhiễm nếu không được chữa trị đúng cách. Cách xử lý các vết thủy đậu được bác sĩ tin dùng nhất là chỉ nên bôi nghệ tươi và xanh methylene lên các nốt thủy đậu khi chúng đã vỡ để vết thương chóng lành và hạn chế tối đa việc để lại sẹo.

 

 

{keywords}
Ảnh minh họa: Bôi thuốc khắp người không phải là cách hiệu quả cho trẻ

Kiêng kỵ nước, gió

Có thể thấy được rằng ở hầu hết các gia đình Việt, họ luôn tin rằng nước và gió là hai điều kiêng kỵ lớn nhất của bệnh thủy đậu, sẽ khiến các vết thủy đậu lan ra nhanh và bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, khi có con em mắc bệnh, các bậc phụ huỳnh thường không cho con tắm và tiếp xúc với gió, để các bé nằm trong phòng kín.

Chính vì những điều đó khiến bé không được vệ sinh đúng cách kết hợp với môi trường sống kín gió, ngột ngạt, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Hơn hết, mỗi vết mụn nước là một mối đe dọa cho bệnh nhiễm khuẩn da,nhiễm khuẩn huyết, vi khuẩn sinh sôi từ việc chăm sóc bé không đúng cách có thể để lại những hậu quả không lường trước được.

Khi nào có dịch mới cần tiêm ngừa

Mặc dù, tiêm ngừa là cách phòng thủy đậu hiệu quả nhất nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn coi nhẹ, chần chừ không tiêm sớm. Đặc biệt là khi họ chủ quan cho rằng bé trên 1 tuổi là không cần phải tiêm ngừa dày đặc như trong năm đầu đời nữa.

 

{keywords}
 

Nhưng sự thật là, sau khi được đưa vào cơ thể, vắc-xin cần một ít thời gian để kích thích cơ thể tạo ra để kháng thể chống lại bệnh, cho nên nếu được tiêm quá trễ, cơ thể sẽ không tạo được kháng thể miễn dịch kịp thời cho bé trước mùa dịch, có thể hết vắc xin lúc trong đỉnh dịch khiến bé yêu không được phòng ngừa. Đây là điều vô cùng nguy hiểm cho bé vì cơ thể bé hầu như không có khàng thể nào để chống lại loại bệnh tuy lành tính những để lại những hậu quả đáng tiếc.

Tấn Tài