Được sinh ra khi còn ít tháng, nặng gần 4 lạng nhưng các bé đã sống sót một cách diệu kỳ.

Em bé Ridhima Ajmani, có biệt danh là Cherry, được sinh ra khoảng 4 tháng trước được ghi nhận là ca sinh non nhỏ nhất cho đến giờ tại Ấn Độ khi có cân nặng chỉ vẹn vẹn 375g. Được biết, trẻ khi sinh ra có trọng lượng quá thấp như này cơ hội sống sót dưới 50% nhưng đã 4 tháng trôi qua, Cherry đã lớn lên một cách kỳ diệu. Hiện tại, cô bé rất khỏe mạnh, xinh xắn.

{keywords}

Thời điểm chào đời vào 4 tháng trước, Cherry chỉ nặng 375g

Nikita - mẹ của Cherry, chia sẻ rằng trước đó cô đã bị sẩy thai 4 lần liên tục. Khi có tin vui về đứa con thứ 5 tức Cherry hiện giờ, các bác sĩ sợ cô bé sẽ không qua khỏi khi mẹ Nikita có triệu chứng suy nhau thai - một hiện tượng nhau thai bị thoái hóa, khiến cho hoạt động tuần hoàn máu và trao đổi oxy giữa mẹ và bé bị gián đoạn. Điều này khiến thai nhi bị thiếu oxy trầm trọng, điện giải trong máu bị rối loạn, suy kiệt về sức khỏe.

Nếu không có nhau thai khỏe mạnh, em bé phải “vật lộn” để tồn tại trong tử cung khi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, gây ra biến chứng sinh thiếu cân, sinh non thậm chí dị tật bẩm sinh. Lo lắng điều đó sẽ xảy ra với con gái mình, Nikita và chồng cô - Saurabh đã tìm hiểu và được giới thiệu đến Bệnh viện nhi Rainbow ở Hyderabad chuyên về sinh non.

“Khi đến đây, tôi được trấn an rằng các bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm về các trường hợp sinh non nhưng với những lần thất bại trong quá khứ, tôi vẫn sợ hãi và lo lắng. Tôi đã khẩn cầu bác sĩ hãy cứu con tôi bằng mọi giá!”, Nikita bùi ngùi kể lại.

{keywords}

Bàn chân nhỏ xíu của cô bé Cherry sống sót một cách đầy nghị lực.

Cuối cùng sau nhiều nỗ lực của hai vợ chồng và các bác sĩ, Cherry đã được sinh ra nhưng chỉ nặng 375g. Sau khi sinh cô bé được đặt trong một máy thở suốt 15 tuần và mất 38 ngày để đạt được số cân nặng là 500g. Cherry bây giờ đã được xuất viện với cân nặng 2kg sau 128 ngày chăm sóc đặc biệt.

{keywords}

Cherry phổng phao sau 128 ngày chăm sóc đặc biệt

Tiến sĩ Dinesh Kumar Chirla, người trực tiếp điều trị ca sinh non của vợ chồng Nikita, giải thích rằng Cherry đã phải chiến đấu với nguy hiểm cận kề khi phổi chưa trưởng thành. Ngoài ra còn có những nguy cơ chảy máu não, nhiễm trùng, dinh dưỡng, ngay cả quá trình phẫu thuật phức tạp cũng là vấn đề tiềm ẩn.

Hiếm gặp như vậy nhưng Cherry không phải là trường hợp trẻ sinh non nhẹ cân nhất trên thế giới. Theo Sách Kỷ lục Guinness, trọng lượng sơ sinh còn sống nhẹ nhất được ghi lại là 260g. Cô bé tên là Rumaisa Rahman, do người mẹ mang song thai và bị tiền sản giật nặng nên Rumaisa và em gái song sinh Hiba phải ra đời sớm bằng phương pháp sinh mổ. Lúc mới sinh Rumaisa nặng 260g, còn Hiba nặng 453g.

{keywords}

Rumaisa là cô bé sinh non nhỏ nhất được thế giới công nhận

Được biết, ở Việt Nam cũng từng xuất hiện 2 ca sinh non đặc biệt. Năm 2010, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã tiếp nhận và cứu sống một ca sinh non có cân nặng chỉ 500g. Đó là bé Lê Thị Gái (Bùi Thị Xuân, Hải Dương) chào đời ngày 31/3/2010 ở tuần thứ 25. Mẹ bé Gái cho biết, sáng sớm ngày 31/3 chị bỗng thấy râm ran đau bụng. Từng bị thai chết lưu nên chị đã đi siêu âm và được giới thiệu lên tuyến trên. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, các bác sĩ xác định chị có dấu hiệu đẻ non và đã sinh vào cuối ngày hôm đó.

{keywords}

Lê Thị Gái khi đang được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện

Sau khi sinh, Gái đã được chuyển lên khoa Sơ sinh trong tình trạng rất yếu, hơi thở thoi thóp, tím tái toàn thân. Các bác sĩ đã tiến hành điều trị cấp cứu thở máy, bệnh nhi chỉ nặng 500g này lúc đó đã được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch vì dạ dày và ruột của cô bé còn chưa hoạt động.

Ca sinh non đặc biệt thứ hai là vào tháng 6/2013, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá đã cứu sống một bé trai chào đời sớm có cân nặng tương tự. Cậu bé Lê Sỹ Cường, TP Thanh Hoá, được sinh ra khi mới nằm trong bụng mẹ được 27 tuần, Cường được chuyển từ Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá sang viện Nhi trong tình trạng bóp bóng qua nội khí quản. Các bác sĩ xác định bé trai được đẻ trong tình trạng cử động, sunfat tăng cử động (chất làm nở phổi ở trẻ sinh non), bị màng trong độ 4 - mức độ nặng nhất của bệnh phổi chưa trưởng thành ở trẻ đẻ non.

{keywords}

Bé Cường được chăm sóc trong bệnh viện

Sau khi được các bác sĩ chăm sóc, tận tình cứu chữa, bé Sỹ Cường đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn phải ở bệnh viện 2 - 3 tháng để chăm sóc đặc biệt.

An An (Dịch từ DailyMail)