- Khi trẻ bị lõm ngực, tim sẽ bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường, làm thiếu hụt khối lượng máu tuần hoàn và ảnh hưởng tới nhịp tim.
Tim bệnh nhân chết não đập trong ngực bé 10 tuổi
BS Đặng Khải Minh - Khoa chấn thương chỉnh hình BV Nhi đồng 1 thông tin, trước đây, mỗi năm chỉ tiếp nhận điều trị 8 ca về bệnh lõm ngực. Gần đây số lượng tăng lên đột biến khi tiếp nhận 150 ca/năm.
Bệnh lý lõm ngực là bẩm sinh và chưa tìm được nguyên nhân gây ra. Trung bình 1.000 trẻ sinh ra có 2 - 3 trẻ bị biến dạng ngực (lồi hoặc lõm).
Đa phần bệnh nhân và trẻ em bị dị tật đều là nam giới. Tỉ lệ nam giới trong bệnh là 75%, trong khi đó, tỉ lệ nữ giới chỉ khoảng 25%.
Bệnh lõm ngực bẩm sinh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ |
Theo BS Minh, bệnh có tỉ lệ gặp không cao, tuy nhiên nó lại là dạng dị tật thuộc hàng phổ biến nhất trong các dị tật ở ngực.
Bệnh lõm ngực bẩm sinh không chỉ gây biến dạng về mặt thẩm mỹ mà còn gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe và sự phát triển.
Bệnh lõm ngực sẽ làm tim bị di đẩy, có thể lệch trái, lệch phải hoặc có khi bị ép ở chính giữa, gây thiếu hụt khối lượng máu tuần hoàn và hoạt động phát nhịp tim có thể bị nhanh lên hoặc chậm đi bất thường.
Dị tật lõm ngực cũng khiến thể tích lồng ngực bị giảm rất lớn. Hiện tượng này làm phổi không thể giãn ra được và do đó chức năng hô hấp không đảm bảo.
Ngoài ra tâm lý mặc cảm với hình thức dị dạng của mình khi trẻ lớn cũng có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ như thiếu tự tin, chậm phát triển.
BS Lê Hữu Phúc - Phụ trách Khoa Chấn thương chỉnh hình BV Nhi Đồng 1 thông tin, có trẻ mới sinh ra đã phát hiện ngực bị lõm, nhưng cũng có khi đến 3 - 4 tuổi, thậm chí 13 tuổi mới nhận ra.
Theo BS Phúc, trẻ 3 - 4 tuổi thường sẽ không can thiệp phẫu thuật nếu nhận thấy không quá nặng, mà theo dõi. Thay vào đó phụ huynh cho trẻ tập thể dục những động tác tăng hô hấp, nhất là đi bơi.
Phẫu thuật tốt nhất là khi trẻ 7 - 12 tuổi. Những trẻ bị lõm ngực thường được phẫu thuật đặt thanh nâng ngực để nắn xương phát triển theo hướng mới.
"Khi xương phát triển cứng, chắc thì trở lại bệnh viện để mổ lấy thanh nâng ngực ra. Khoảng thời gian chờ thường kéo dài khoảng từ 2 đến 3 năm tùy tình trạng phát triển của xương" - BS Phúc chia sẻ.
Bệnh còi xương ở trẻ em
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức.
Gần 50% phụ nữ, trẻ em Việt Nam thiếu vitamin D
Một cuộc điều tra tại TP.HCM cho thấy: tỷ lệ thiếu Vitamin D ở nam là 20%, ở phụ nữ là 46%. Thiếu Vitamin D ở trẻ em tuổi tiểu học lên đến gần 50%, gây còi xương, thấp bé, chậm tăng trưởng và gây loãng xương khi lớn tuổi.
Loạn dục trẻ em dưới góc độ tâm thần học
Ấu dâm không chỉ là nam giới có hành vi tình dục với trẻ gái mà cả nữ giới cũng có hành vi tình dục với trẻ nam.
Văn Đức