Giới chuyên môn đã có những phản ứng khác nhau sau khi bác sỹ người Italia Sergio Canavero tuyên bố, đã lên kế hoạch cho ca phẫu thuật ghép đầu người đầu tiên trên thế giới tại Trung Quốc.
Dự kiến, ca phẫu thuật này sẽ diễn ra tại Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc trong tháng 12-2017 với chi phí khoảng 11 triệu USD, với thời gian lên tới 36 tiếng đồng hồ, cùng hàng chục bác sĩ phẫu thuật và nhiều chuyên gia khác.
Theo giải thích của bác sỹ Sergio Canavero, ca phẫu thuật được tiến hành tại Trung Quốc bởi "Bắc Kinh muốn giành giải Nobel trong lĩnh vực này". Đồng thời thông báo, người hiến xác và người nhận đều được giấu tên và họ sẽ được cắt đầu khỏi cơ thể bằng một lưỡi dao kim cương, sau đó đầu sẽ được đông lạnh bằng phương pháp hạ thân nhiệt sâu để bảo vệ sự sống.
Chiếc đầu này cũng được gây mê và được các máy móc hỗ trợ giúp hít thở, bơm máu. Một hệ thống tương tự cung cấp oxy và tuần hoàn cho phần thân người hiến trong suốt 24 giờ phẫu thuật. Các chuyên gia hàng đầu sẽ phải làm việc hết công suất để nối lại xương cột sống, tĩnh mạch cổ, khí quản, thực quản… và nhiều cấu trúc khác.
Cả người hiến và người nhận đều được đặt trong tư thế ngồi suốt cuộc phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn ở trong trạng thái hôn mê thêm một thời gian để cơ thể dần hồi phục. Đây là ca phẫu thuật ghép một thân người khỏe mạnh nhưng chết não vào đầu người nhận, vốn có bộ não khỏe mạnh nhưng vì một bệnh lý khiến thân mình không thể sử dụng được nữa.
Bác sĩ Sergio Canavero (phải) và đồng nghiệp người Trung Quốc. |
Theo bác sỹ Sergio Canavero, Giám đốc tổ chức Turin Advanced Neuromodulation Group (là chuyên gia giỏi về phẫu thuật thần kinh, được mọi người gọi với biệt danh bác sỹ Frankenstein), để đi đến ca phẫu thuật chính thức, ông và các đồng nghiệp đã thử nghiệm lâm sàng với những người tình nguyện hiến thi hài ở Trung Quốc. Và cuộc phẫu thuật kéo dài 18 giờ trên 2 thi hài chết não đã cho thấy, việc nối lại tủy sống và các mạch máu hoàn toàn khả thi.
Trước đó, họ đã thí nghiệm trên chuột và chó còn sống và đạt được thành công, trong đó có một con chó đã có thể chập chững đi lại sau 6 tuần ghép đầu.
"Lần cấy ghép thử đầu người trên các tử thi đã hoàn thành. Một chiếc đầu hoàn chỉnh được hoán đổi giữa những người hiến tặng não là giai đoạn tiếp theo. Và đó là giai đoạn cuối cùng để chuẩn bị cho cuộc cấy ghép đầu người chính thức phục vụ y học", bác sỹ Sergio Canavero tuyên bố.
Vẫn theo bác sỹ Sergio Canavero, đồng nghiệp người Trung Quốc đã phẫu thuật cấy ghép đầu thành công lên một con khỉ hồi tháng 1-2016 và nó đã sống, không bị chấn thương trong suốt 20 tiếng sau đó, trước khi bị tiêm thuốc cho chết vì lí do liên quan đến đạo đức.
Từ trước đến nay chưa có ca phẫu thuật ghép đầu người nào được thực hiện trên thế giới. |
Khi phát biểu tại cuộc họp báo vừa diễn ra ở Vienna, Áo, bác sỹ Sergio Canavero cho biết, cộng đồng y tế ở Mỹ và châu Âu không cho phép tiến hành ca phẫu thuật và chủ đề này vẫn đang gây tranh cãi gay gắt, nên ông và các đồng nghiệp sẽ thực hiện phẫu thuật tại Trung Quốc.
Theo giới chuyên môn, sau khi cắt đầu, các dây tủy sống ở vùng cổ của người hiến và người nhận sẽ gặp rủi ro cao. Giới y khoa phản đối việc thực hiện ca cấy ghép đầu vì cho rằng, chưa có đủ các nghiên cứu và thử nghiệm để tiến hành phẫu thuật, đồng thời nêu ra những lý do về đạo đức cũng như khả năng gây ra "cảm giác đau đớn kinh khủng" cho bệnh nhân.
"Trong tương lai điều này có thể là sự thật. Nhưng lúc này rất khó để nói về ghép đầu người khi kỹ thuật tái tạo cột sống vẫn còn chưa đi đến đâu", bác sỹ phẫu thuật hàng đầu nước Nga Anzor Khubutia cảnh báo. "Tôi sẽ không cho bất kỳ ai làm điều đó, với tôi thì phương pháp này còn tệ hơn cả cái chết", Tiến sĩ Hunt Batjer, Chủ tịch Hiệp hội bác sĩ phẫu thuật thần kinh Mỹ tuyên bố.
Thông báo của bác sỹ Sergio Canavero khiến anh Valery Spiridonov, người mắc chứng bệnh hiếm gặp Werdnig-Hoffman, từng tự nguyện trở thành đối tượng thí nghiệm, không thể trở thành nhân vật đầu tiên của ghép đầu người, cho dù đăng ký từ năm 2013.
Đa số người mắc chứng Werdnig-Hoffman đều tử vong trong vài năm đầu đời, nhưng Valery Spiridonov là một trong 10% hiếm hoi sống sót tới tuổi trưởng thành. Nhưng cuộc sống của Valery Spiridonov luôn phải gắn với chiếc xe lăn.
Tờ Daily Mail dẫn lời Valery Spiridonov, người đàn ông tình nguyện trở thành "vật thí nghiệm" cho ca phẫu thuật cấy ghép đầu đầu tiên trên thế giới - giấc mơ của anh sẽ không bao giờ thành hiện thực.
"Tôi bay tới New York rồi đến Annapolis dự một hội thảo khoa học với bác sỹ Sergio Canavero. Tôi hy vọng chuyến đi của mình sẽ thuyết phục được giới y học và nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng khoa học", Valery Spiridonov từng tuyên bố với hy vọng trở thành người đầu tiên được thay đầu.
Bệnh nhân Trung Quốc là người đầu tiên được ghép đầu
Bệnh nhân Trung Quốc sẽ được chọn cấy ghép đầu người lần đầu tiên trên thế giới, thay cho bệnh nhân người Nga như thông tin trước đây.
Việt Nam chuẩn bị cho ca ghép đầu người đầu tiên
Sau ca ghép đầu người đầu tiên vào năm 2017, Việt Nam sẽ lên kế hoạch mời chuyên gia sang đào tạo, chuyển giao kĩ thuật.
Lần đầu tiên ghép tế bào gốc chữa xơ phổi thành công
Tạp chí “American journal of case reports” (Mỹ) vừa công bố trường hợp đầu tiên trên thế giới ghép tế bào gốc chữa xơ phổi thành công được thực hiện tại Hệ thống y tế Vinmec, Hà Nội, Việt Nam.
Bệnh lạ: Bé 8 tuổi ở Hà Nội hễ ngóc đầu là bất tỉnh
Sau cơn đau đầu dữ dội, bé trai 8 tuổi ở Hà Nội cứ ngóc đầu dậy là đột nhiên bất tỉnh, mất hoàn toàn tri thức.
Theo Cảnh sát toàn cầu/CAND