- Mất ngủ là một rối loạn thường gặp ở người cao tuổi, do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách giúp bạn tìm lại giấc ngủ ngon cho mình

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người già

Người cao tuổi thường bị mất ngủ bởi các nguyên nhân như: do giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc hơn), thay đổi nhịp sinh học, giảm khả năng hồi phục các chức năng khi cơ thể bị lão hóa, các bệnh lý (sa sút trí tuệ, tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm…).

{keywords}
Người già thường khó ngủ

Nguyên nhân chính gây mất ngủ ở người cao tuổi được chia thành 4 nhóm:

- Gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: phổ biến nhất là chứng ngừng thở lúc ngủ (hay gặp ở những người béo phì) hoặc các hiện tượng chân tay tự cử động về đêm, gây thức giấc.

- Gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: nổi bật nhất là chứng đau do các bệnh cơ xương khớp (thoái hóa khớp, loãng xương…). Cơn đau tăng lên lúc nửa đêm về sáng, khiến bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp.

Một số bệnh lý khác cũng gây mất ngủ như thiếu máu cơ tim gây đau ngực, tiểu đêm (do u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đường), khó thở (do suy tim, viêm phế quản, hen).

- Bệnh lý tâm thần kinh: Theo ước tính, khoảng 30% người cao tuổi trong cộng đồng và 50% người cao tuổi trong các viện dưỡng lão có triệu chứng trầm cảm. Bệnh trầm cảm là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Bệnh nhân thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc hay bị thức giấc sớm, có hiện tượng ngủ ngày. Một số người còn có những thời điểm bị kích động nên rất khó ngủ.

Ngoài ra, các rối loạn tâm thần khác cũng có khả năng gây mất ngủ, cụ thể như lo âu quá mức (sợ mất uy tín, mất sự tín nhiệm khi nghỉ hưu; ám ảnh về tai nạn của người thân hoặc lo lắng về tài chính…), sa sút trí tuệ.

- Dược phẩm: các loại thuốc corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa…có tác dụng phụ gây mất ngủ. Bên cạnh đó, một số dược phẩm được coi là thuốc ngủ như benzodiazepine (Seduxen) nhưng lại có thể khiến người già ngủ nhiều hơn vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm.

Cách khắc phục chứng mất ngủ ở người già

Cách điều trị mất ngủ tốt nhất là áp dụng các biện pháp điều trị chứng mất ngủ mà không dùng thuốc (nhất là đối với trường hợp mất ngủ do rối loạn tâm lý kéo dài). Dưới đây là các biện pháp cho bạn:

- Tập thể dục đều đặn hàng ngày (tránh tập nhiều sau 6 giờ tối).

- Giải quyết cho xong hoặc tạm gác hết những vấn đề khiến bạn lo lắng nhằm tạo cho mình cảm giác thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần trước khi lên giường ngủ.

- Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện hạn chế ánh sáng, tiếng ồn và duy trì nhiệt độ phòng phù hợp…

- Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho việc này. Trước đó, nên tắm nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.

- Cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ. Ví dụ duy trì thói quen tắm nước nóng, nghe một bản nhạc nhẹ rồi lên giường ngủ vào mỗi ngày.

- Nên xuống giường sau khi thức dậy vào buổi sáng, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.

{keywords}
Tập thể dục đều đặn là một trong những cách giúp cải thiện giấc ngủ

- Không nên ngủ nhiều vào ban ngày. Để tránh cảm giác này, tốt nhất bạn hãy tạo một môi trường làm việc, sinh hoạt có đủ ánh sáng.

- Phòng ngủ không nên kèm các công năng khác như là nơi đọc sách, xem tivi. Tuyệt đối không biến phòng ngủ trở thành nơi vợ chồng cãi nhau hoặc làm ngoài giờ, điện thoại trao đổi công việc….

- Hạn chế sử dụng đồ ăn thức uống hoặc các thuốc có chất kích thích. Tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối. Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ. 

Khi nào cần dùng thuốc?

Người bị mất ngủ có thể phải dùng thuốc trong các trường hợp sau:

- Điều trị các bệnh là nguyên nhân gây mất ngủ. Ví dụ, những người bị mất ngủ do đau xương khớp được cho dùng thuốc chữa thoái hóa khớp hoặc thuốc giảm đau. Việc điều trị tốt sẽ giúp bệnh nhân có lại giấc ngủ bình thường.

- Mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân: những người này được dùng thuốc gây ngủ.

Lưu ý: Nhóm thuốc benzodiazepine (Seduxen, Valium) có tác dụng phụ là gây buồn ngủ ban ngày, và dễ gây té ngã đối với người cao tuổi. Tốt nhất, bạn nên dùng thuốc ngủ thuộc các nhóm khác, chẳng hạn như zolpidem (Stilnox).

Nên kết hợp dùng thuốc và thực hiện các biện pháp không dùng thuốc đã nêu trên.

Điều gì xảy ra nếu nhịn ăn cả ngày?

Điều gì xảy ra nếu nhịn ăn cả ngày?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không ăn trong một ngày? Câu trả lời có vẻ tương đối đơn giản, nhưng nhịn ăn trong 24 giờ còn gây ra hiệu ứng phức tạp hơn.

Điều gì xảy ra khi ăn mỗi ngày 1 quả trứng?

Điều gì xảy ra khi ăn mỗi ngày 1 quả trứng?

Một nghiên cứu trên 400.000 người trưởng thành ở Trung Quốc cho biết ăn trứng mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Thanh niên mang con dao cắm sâu ở lưng vào phòng mổ

Thanh niên mang con dao cắm sâu ở lưng vào phòng mổ

10 phút sau khi bị con dao găm vào lưng, người đàn ông được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Kết quả chụp X-quang, lưỡi dao đi vào vùng cột sống ngực, nằm chồng lên bóng tim.

World Cup liên quan thế nào với người mắc bệnh tim mạch?

World Cup liên quan thế nào với người mắc bệnh tim mạch?

Thức đêm xem các trận đấu World Cup 2018 sẽ khiến nhiều người mệt mỏi, căng thẳng, dễ cáu gắt, buồn ngủ vào ban ngày, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Hội chứng lạ, 3 anh em trai có bộ phận sinh dục nữ hoá

Hội chứng lạ, 3 anh em trai có bộ phận sinh dục nữ hoá

3 anh em ruột ở Hà Giang mắc rối loạn phát triển giới tính, dù là nam nhưng bộ phận sinh dục lại bị nữ hoá.

Siêu âm canh trứng sinh con theo giới tính: Tốn tiền vô ích?

Siêu âm canh trứng sinh con theo giới tính: Tốn tiền vô ích?

Nhiều người cho rằng, canh trứng bằng phương pháp siêu âm có thể giúp các gia đình có “đủ nếp đủ tẻ”.

Quỳnh Như