- Thiếu i-ốt ở giai đoạn mang thai có thể bị sảy thai, thai chết lưu hoặc trẻ sinh ra bị kém thông minh, tổn thương não vĩnh viễn.

Theo kết quả tổng điều tra mới nhất của Viện Dinh dưỡng quốc gia, bữa ăn của người Việt giàu thịt cá nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết. Thiếu vi chất sẽ ảnh hưởng đặc biệt đến phụ nữ mang thai và sự phát triển của trẻ.

{keywords}
Giai đoạn cần bổ sung i-ốt nhiều nhất là 6 tháng đầu thai kỳ và trẻ sau sinh đến khi 3 tuổi

Giai đoạn trước 2005, có trên 90% hộ gia đình VN sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh, đáp ứng đủ ngưỡng yêu cầu theo chương trình mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên trong 3 năm kế tiếp, khi dừng chương trình mục tiêu, độ bao phủ giảm còn 70%, nồng độ i-ốt bổ sung vào khẩu phần ăn cũng bị giảm. Đến 2011, tỉ lệ này chỉ còn trên 45%.

Chú ý 6 tháng đầu mang thai và trẻ đến 3 tuổi

Unicef nhấn mạnh, i-ốt là vi chất rất cần thiết cho hoạt động chính xác của tuyến giáp. Khi lượng i-ốt ăn vào giảm xuống dưới mức khuyến cáo, tuyến giáp có thể không còn khả năng tổng hợp đủ lượng hormone, gây ra các tác động lên não đang phát triển của trẻ sơ sinh và các tác hại khác.

Giai đoạn quan trọng nhất liên quan đến sự thiếu hụt i-ốt là từ thời điểm 6 tháng đầu thai kỳ và sau sinh đến khi 3 tuổi. Đặc biệt ở tuần 12 của thai kỳ, thai nhi cần i-ốt để tổng hợp hormone tuyến giáp.

Do đó, phụ nữ mang thai luôn được chọn là nhóm can thiệp ưu tiên của các chương trình phòng chống thiếu i-ốt. Thiếu i-ốt trong thời kỳ mang thai dẫn đến hậu quả suy giảm phát triển không thể phục hồi ở não bộ của trẻ.

Ths.BS Trần Khánh Vân, Phó khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia nhấn mạnh thêm, chế độ thiếu i-ốt sẽ khiến chỉ số thông minh của đứa trẻ giảm 10% so với những đứa trẻ được bổ sung đủ.

{keywords}
TS.BS Cao Thị Hậu

Phân tích sâu thêm, TS.BS Cao Thị Hậu, Hội Dinh dưỡng VN cho biết, i-ốt là vi chất cần thiết để tổng hợp hormone tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu i-ốt, tuyến giáp làm việc nhiều hơn để tổng hợp thêm nội tiết tố giáp trạng nên tuyến giáp to lên, gây ra bướu cổ.

Ngoài ra, i-ốt còn giúp duy trì thân nhiệt, phát triển xương, quá trình biệt hóa và phát triển của não và hệ thần kinh trong thời kỳ bào thai.

Ở phụ nữ mang thai, thiếu i-ốt có thể gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non. Khi mẹ thiếu i-ốt nặng, trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn hoặc gặp các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay, chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt lác.

Trẻ bị thiếu i-ốt cũng sẽ chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nghễnh ngãng, học kém.

Nhu cầu i-ốt ở trẻ em theo khuyến nghị từ 90-120 mcg/ ngày, người lớn từ 150cmg. Các rối loạn do thiếu i-ốt hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách bổ sung trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài muối i-ốt, các thực phẩm giàu i-ốt là các loại cá biển, rong biển, rau dền, rau cải xoong, tảo…

Con thấp lùn, kém thông minh vì thiếu chất này

Con thấp lùn, kém thông minh vì thiếu chất này

Kẽm là vi chất rất quan trọng nhưng 70% trẻ em VN dưới 5 tuổi bị thiếu mức nặng, ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí tuệ và chiều cao của trẻ.

Ăn gì để đẻ con thông minh?

Ăn gì để đẻ con thông minh?

Muốn sinh được những đứa con khỏe mạnh, thông minh, các cặp đôi nên hạn chế ăn cay, nóng và đồ ngọt.

Hy hữu: Thai đoán dị tật, đẻ ra thông minh khác người

Hy hữu: Thai đoán dị tật, đẻ ra thông minh khác người

Được bác sĩ khuyên bỏ thai vì nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm nhưng sau khi sinh ra em bé lại khỏe mạnh, thậm chí thông minh hơn cả bạn cùng lứa.

Minh Anh