- Trong lúc massage chân, nhân viên quên kiểm tra nước, đổ trực tiếp nước sôi vào bồn khiến vị khách bị bỏng rộp.

BV đa khoa Đức Giang đang điều trị bỏng nước sôi cho bệnh nhân L.T.D (Long Biên, Hà Nội). Anh D. nhập viện trong tình trạng bỏng độ 2-3 trên cẳng bàn chân phải, đau rát, rối loạn nước và điện giải.

Anh D. chia sẻ, khi đi massage chân, nhân viên sơ ý không kiểm tra nước nên đã đổ thẳng nước sôi vào chân anh.

Sau khi sơ cứu, bệnh nhân được chuyển lên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ để điều trị. Tại đây, bệnh nhân được thay băng và bôi mỡ bỏng hàng ngày.

{keywords}
Bệnh nhân có nguy cơ phải ghép da do vết bỏng nặng, để lại sẹo xấu


Tuy nhiên BS Hoàng Thị Phương Lan, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ cho biết, nguy cơ bệnh nhân sẽ phải ghép da vì vùng bị bỏng khá nặng, để lại sẹo xấu.

Trong các trường hợp bị bỏng nước sôi, BS Lan khuyến cáo, tuyệt đối không được dùng kem đánh răng, giấm, nước mắm... để làm dịu nước mắt.

Cách tốt nhất, phải lập tức hạ nhiệt độ cho vùng da bỏng bằng cách để vùng bị tổn thương dưới vòi nước chảy ít nhất 5 phút hoặc ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước lạnh (16-20 độ C) trong vòng 15-20 phút cho đến khi cơn đau dịu bớt.

Giữ cho vết bỏng luôn sạch sẽ, không được đụng chạm gì trong vòng 24 giờ để tránh nhiễm trùng. Nếu vết bỏng ở vị trí dễ bị va đập, có thể dùng một băng vải đắp lên vết bỏng tránh sự đụng chạm vào vết bỏng.

Việc băng bó giúp cho vết bỏng không tiếp xúc với không khí, giảm đau và bảo vệ mụn nước. Tuy nhiên cần chọn băng gạc phù hợp vệ sinh. Gạc quấn hờ, quấn lỏng quanh vết thương tránh tạo áp lực lên vùng da bị bỏng. Nếu không có băng đạt tiêu chuẩn thì tốt nhất là giữ nguyên vùng da bị bỏng, tránh đụng chạm.

1 ngày sau khi bị bỏng, bạn có thể rửa vết bỏng nước với xà phòng cùng với nước lạnh hoặc dung dịch nước muối sinh lý. Rửa vết bỏng mỗi ngày một lần, lau vết bỏng cho khô sau khi rửa.

Sau khi sơ cứu xong, người dân nên dùng các loại kem bôi vết bỏng có chứa thành phần kháng sinh chống nhiễm trùng có bán tại các hiệu thuốc.

Dội nước đá cứu người bị bỏng, đúng hay sai?

Dội nước đá cứu người bị bỏng, đúng hay sai?

Theo tất cả các khuyến cáo của thế giới về vấn đề sơ cứu bỏng thì việc lấy nước đá lạnh dội vào một phần cơ thể khi bị bỏng là không đúng.

Bỏng 'cậu nhỏ' khi bật lửa trong túi quần phát nổ

Bỏng 'cậu nhỏ' khi bật lửa trong túi quần phát nổ

Khi chiếc bật lửa đang để trong túi quần, ông Sinh vô ý để tay đang cầm điếu thuốc gần túi thì đột nhiên lửa bùng lên, tiếng nổ khá lớn phát ra ngay sau đó.

Bình gas phát nổ khi nấu ăn, thai phụ và con gái bỏng nặng

Bình gas phát nổ khi nấu ăn, thai phụ và con gái bỏng nặng

Phát hiện bình gas bị rò rỉ, chị Vân bế con gái 15 tháng tuổi chạy ra ngoài nhưng không kịp.

Phục hồi thần kỳ khi bị sẹo co rút tứ chi do bỏng xăng

Phục hồi thần kỳ khi bị sẹo co rút tứ chi do bỏng xăng

Trải qua 7 lần phẫu thuật, kết hợp tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng, anh Long đã phục hồi thần kỳ.

Bé gái bị bỏng dầu sôi vẫn học múa ba lê

Bé gái bị bỏng dầu sôi vẫn học múa ba lê

Một bé gái mới 3 tuổi bị bỏng tới 60% cơ thể do bị vấp và ngã vào chảo dầu sôi ngã đã nỗ lực học cách đi lại, thậm chí là múa ba lê.

Chữa bỏng bằng 'kinh nghiệm' - nguy hiểm khôn lường

Chữa bỏng bằng 'kinh nghiệm' - nguy hiểm khôn lường

Chữa bỏng bằng mỡ trăn, kem đánh răng, lòng trắng trứng, dầu cá, đổ nước mắm, rắc vôi bột… được xem là bí quyết lận lưng của nhiều người, nhưng nó có thể khiến người bệnh gặp nguy.

Nam sinh suýt bỏng 'của quý' vì nổ cồn nướng mực

Nam sinh suýt bỏng 'của quý' vì nổ cồn nướng mực

P. cầm lọ cồn 90 độ đổ vào đĩa mực đang cháy nên bị phát nổ ngay trên tay.

Thúy Hạnh