Ông Wang, 50 tuổi sống tại Trung Quốc vừa bị gút và sỏi thận vì vậy mỗi ngày ông uống ít nhất 10 chai nước. Sau khoảng 2 tuần thực hiện, một hôm khi đang ngồi ăn với cả gia đình, ông đột nhiên ngã lăn ra đất bất tỉnh. Mọi người nhanh chóng đưa ông tới bệnh viện trong tình trạng mê sảng, miệng sùi bọt mép, chân tay co giật.

Bác sĩ Chow người trực tiếp điều trị cho biết ông Vương đã bị mất cân bằng điện giải, hạ natri máu, gây ra tình trạng rối loạn ý thức. Thông thường, bệnh nhân gút phải uống nhiều nước hơn so với người khỏe mạnh để tăng lượng nước tiểu, có lợi cho sự bài tiết acid uric, pha loãng nước tiểu.

Tuy nhiên, vì ông Vương đã uống quá nhiều nên dẫn đến sự mất mát lượng lớn các ion natri trong cơ thể. Khi cơ thể không có đủ natri để phục vụ cho quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ gây ra sự mất cân bằng điện giải, hạ natri máu.

Bác sĩ Chow cũng nhắc nhở: “Lượng nước uống cũng nên xác định theo điều kiện sức khỏe của bệnh nhân. Với trường hợp như ông Vương, không chỉ uống nhiều nước mà còn cần quan tâm tới chế độ ăn uống, kịp thời bổ sung chất điện giải. Việc uống nước quá nhiều có thể gây ra 'ngộ độc nước' đối với cơ thể".

Vậy ngộ độc nước là gì?

Ngộ độc nước hay nhiễm độc nước còn gọi là tình trạng hạ natri máu xảy ra khi cơ thể hấp thụ quá nhiều nước gây ra áp suất thẩm thấu trong máu tăng và tăng tuần hoàn máu gây ảnh hưởng đến não và có khả năng tử vong.

Bình thường, ngộ độc nước hiếm khi xảy ra trừ khi bệnh nhân gặp rối loạn chức năng thận khiến quá trình hấp thụ nước trong cơ thể trở nên bất thường. Triệu chứng khi bị ngộ độc nước là buồn nôn, khó chịu, co giật thậm chí rối loạn ý thức và hôn mê.

ngo doc nuoc

Bạn cần cung cấp một lượng nước đủ cho cơ thể

Mặc dù không nên uống quá nhiều nước nhưng tuyệt đối phải cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày. Việc uống đủ nước rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sự hoạt động của các cơ quan. Ngược lại, khi uống quá ít nước sẽ gây ra sỏi thận và các vấn đề về tiêu hóa.

Tôi nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

- Trẻ em 6 tuổi nên uống 800ml nước mỗi ngày.

- Trẻ em từ 7-10 tuổi nên uống 1000ml nước mỗi ngày.

- Nam từ 11-13 tuổi nên uống 1300ml mỗi ngày.

- Nữ từ 11-13 uống 1100ml mỗi ngày.

- Trẻ em từ 14-17 tuổi nên uống 1400ml mỗi ngày.

- Sinh viên nên uống 1200ml nước mỗi ngày.

- Người lớn uống nước mỗi ngày từ 1500-1700ml (7-8 ly).

Uống nước ngọt thay nước lọc có được không?

Một số người nghĩ rằng bất cứ loại nước uống nào cũng có thể bổ sung nước như: bia, rượu, nước ngọt,.... Tuy nhiên trong các đồ uống trên ngoài nước còn có rất nhiều có đường hóa học không tốt cho cơ thể. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo lượng đường tiêu thụ mỗi ngày không nên vượt quá 50 gram, tốt nhất là không quá 25 gram.

{keywords}

Vì thế đừng nghĩ rằng khi bạn uống nước ngọt là bổ sung nước cho cơ thể, thực tế bạn đang thu nạp thêm đường.

Tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường sẽ dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì, sâu răng thậm chí là bệnh tiểu đường. Vì vậy thay vì uống các loại nước ngọt bạn tốt nhất bạn nên bổ sung nước cho cơ thể bằng nước đun sôi để nguội.