Theo PGS.TS.BS Phạm Tuấn Cảnh, điểm mấu chốt của vấn đề viêm là phù nề và tổn thương mô. Vì thế trong điều trị viêm, việc sử dụng thuốc kháng viêm để giảm phù nề và tổn thương mô vô cùng quan trọng

Ý kiến trên được đưa ra trong Hội thảo khoa học với chủ đề “Vai trò của thuốc kháng viêm dạng men trong điều trị viêm đường hô hấp trên và chấn thương phần mềm” vừa được công ty Sanofi Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 4/1/2017.

{keywords}

Hai hội thảo đầu tiên diễn ra tại Hà Nội, mở đầu cho chuỗi 15 hội thảo khoa học trên toàn quốc trong tháng 1 và 2 năm 2017. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo các chuyên viên y tế đến từ các nhà thuốc và bệnh viện trên toàn quốc.

Tại hội thảo chiều 4/1/2017 dưới sự chủ tọa của PGS.TS.BS Lương Hồng Châu, phó Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, PGS.TS.BS Phạm Tuấn Cảnh, trưởng bộ môn Tai Mũi Họng Đại học Y Hà Nội, trưởng khoa Phẫu thuật chỉnh hình - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết: “Bệnh viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm của các cơ quan, bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản.

{keywords}

Đây là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh truyền nhiễm, với 25 triệu lượt khám tại Mỹ mỗi năm, gây giảm giờ làm, giờ học và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh viêm đường hô hấp trên thường xuất hiện theo mùa, nhất là mùa đông, mùa hanh khô và thường gặp ở trẻ em hoặc ở người lớn dễ mẫn cảm với viêm đường hô hấp. Tác nhân gậy bệnh thường do siêu vi chiếm 70-80%”. 

Để điều trị hiệu quả viêm hô hấp trên, PGS.TS.BS Phạm Tuấn Cảnh cho rằng: “Điều trị triệu chứng bao gồm giảm đau, hạ sốt, chống phù nề. Chìa khóa của vấn đề viêm là phù nề và tổn thương mô. Vì thế trong điều trị, việc sử dụng thuốc kháng viêm để giảm phù nề và tổn thương mô là vô cùng quan trọng”.

{keywords}

PGS Phạm Tuấn Cảnh cũng cho biết thêm: “Có 3 nhóm thuốc kháng viêm thường được sử dụng trong điều trị viêm hô hấp trên là: corticosteroid, kháng viêm không-steroid (NSAIDS) & thuốc kháng viêm dạng men. Trong đó, nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Nhóm thuốc kháng viêm dạng men, với các men tiêu protein thường có tính dung nạp tốt, ít có các tác dụng phụ đáng kể”.

Trong buổi hội thảo sáng 4/1/2017, TS.BS Đinh Ngọc Sơn - Trưởng khoa Phẫu thuật Cột sống bệnh viện Việt Đức đã chia sẻ về đề tài xử trí chấn thương phần mềm: “Các chấn thương phần mềm được định nghĩa bao gồm các chấn thương ở cơ, gân và dây chằng do nhiều nguyên nhân như tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn giao thông hoặc chấn thương thể thao.

Việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng và cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định như nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép… Điều trị triệu chứng đau, phù nề và tan máu bầm trong giai đoạn cấp cần phối hợp các loại thuốc giảm đau, kháng viêm bao gồm thuốc kháng viêm không-steroid (NSAIDS) và kháng viêm dạng men”.

Cũng trong buổi hội thảo này, DS.CKII Bùi Văn Đạm - Trưởng Khoa Dược Bệnh Viện Tai Mũi Họng Trung Ương đã trình bày chi tiết về phân loại các nhóm thuốc kháng viêm và cơ chế tác dụng của từng nhóm thuốc: “Thuốc kháng viêm dạng men giúp giảm đáp ứng viêm bằng cách phân hủy các protein viêm, đồng thời cải thiện đáng kể tuần hoàn máu tại chỗ, giảm phù nề bằng cách phân hủy mảnh vỡ tế bào và sợi tơ huyết (fibrin). Việc chọn lựa thuốc kháng viêm cần được xem xét cẩn thận giữa hiệu quả và tác dụng phụ khi dùng thuốc”.

Thúy Ngà