“Thời báo Hoàn cầu” hôm nay (25/7) cho biết, truyền thông Ấn Độ ngày 24/7 đã tới tấp đưa tin: do “lo ngại” của cơ quan tình báo, chính phủ Ấn Độ không đồng ý triển hạn visa cho 3 nhà báo của hãng Tân Hoa xã và yêu cầu họ phải rời khỏi nước này trước ngày 31/7 và bình luận “Đây là lần đầu tiên Ấn Độ dùng phương thức này để buộc phóng viên Tân Hoa xã rời đi”.

{keywords}

Ngô Cường là Trưởng phân xã New Delhi


5 nhà báo của Tân Hoa xã bị trục xuất đều là những người có thâm niên hoạt động ở Ấn Độ, trong đó ông Ngô Cường là Trưởng phân xã New Delhi đã 6 năm, Đường Lộ và Dư Dũng Cương cũng đã công tác 2 năm tại phân xã Bombay. Cho đến nay, chính phủ Ấn Độ chưa đưa ra lời giải thích chính thức về vụ trục xuất này, nhưng theo tờ “Times of India” thì do 3 phóng viên này đã “mạo danh người khác và sử dụng tên giả để đến những khu vực bị quản chế”.

Tờ “The Hindu” ngày 24/7 dẫn lời một quan chức Bộ Nội vụ cho biết: những người này đã tham dự một hoạt động ở Bengalo và tiếp xúc với các nhân vật hoạt động người Tây Tạng. Tờ “Hindustan Times” viết: 3 người phóng viên Trung Quốc này đã “có những hoạt động không phù hợp với thân phận nhà báo”. Tuy nhiên, báo này cũng cho rằng: quyết định trục xuất này không có nghĩa là phóng viên Tân Hoa xã không được hoan nghênh ở Ấn Độ, mà “có thể cử người khác thay thế họ, không có bất cứ lý do gì có thể khiến Tân Hoa xã chấm dứt nghiệp vụ thông tin của họ ở Ấn Độ cả”.

Theo “Thời báo Hoàn cầu”, đây là lần đầu tiên xảy ra vụ việc kiểu này trong vòng 15 năm gần đây. Hiện nay Ấn Độ có 5 nhà báo ở Trung Quốc, là phóng viên hãng Trust, các báo “Times of India”, “The Hindu”, “India Today” và “Hindustan Times”. Trung Quốc có 14 phóng viên thuộc 5 cơ quan báo chí là Tân Hoa xã, Nhân dân Nhật báo, CCTV, CRI và “Văn Hối báo”.

Ngô Tuyết