Báo Trung Quốc từng ám chỉ có một “thế lực phương Tây” đang tìm cách kích động xung đột quân sự giữa Bắc Kinh - New Delhi để “tìm lợi ích chiến lược”.

Trong một cuộc phỏng vấn, hai chuyên gia chính trị-quân sự trả lời trên kênh TNN (Mỹ) rằng, Washington chắc chắn sẽ không ngồi yên nhìn “hai con hổ lớn đánh nhau”, ám chỉ xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

{keywords}

Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ngồi đối mặt nhau ở biên giới năm 2010 trong một chương trình giao lưu nhằm tránh leo thang căng thẳng hai bên.

“Tôi nghĩ rằng, Mỹ sẽ không can thiệp trực tiếp vào xung đột chính trị giữa hai quốc gia châu Á. Tôi cho rằng nếu căng thẳng Ấn Độ-Trung Quốc leo thang, đây sẽ là điều kiện rất tốt để Mỹ củng cố quan hệ hơn nữa với Ấn Độ”, Zack Cooper, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược, trả lời kênh TNN.

Cooper nói Mỹ đang muốn chống lại sự gia tăng quyền lực nhanh chóng của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đóng vai trò lớn giúp Mỹ thực hiện “ý đồ”. “Điều này có nghĩa là, nếu Trung Quốc tiếp tục theo đuổi xung đột quân sự với Ấn Độ, Bắc Kinh sẽ tự tạo ra một liên minh chống Trung Quốc. Tôi nghĩ Trung Quốc nên khôn khéo hạ nhiệt căng thẳng, giải quyết mọi chuyện không bằng xung đột quân sự”, Cooper nói.

Vài tuần trở lại đây, quan hệ Mỹ-Trung cũng không tốt đẹp khi hai bên liên tiếp có động thái khiêu khích lẫn nhau. Nếu xung đột biên giới giữa Trung Quốc-Ấn Độ nổ ra thành chiến tranh, Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện hải quân tại khu vực này, chuyên gia quân sự nhận định.

“Nếu đánh nhau xảy ra, Washington sẽ cung cấp kho vận, tình báo, trang thiết bị cho quân đội Ấn Độ”, Mohan Malik, giáo sư Trung tâm An ninh Châu Á-Thái Bình Dương, nói. “Thậm chí, Lầu Năm Góc sẽ điều tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân tới khu vực này để giúp New Delhi giám sát hạm đội tàu chiến Trung Quốc”.

Trong bài xã luận đăng tải trên tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 26/7, tác giả viết: “Có một thế lực ở phương Tây đang kích động xung đột quân sự giữa Trung Quốc-Ấn Độ. Đây là cách để họ tìm kiếm các lợi ích chiến lược mà không mất một xu nào”. Thế lực được tờ báo ám chỉ là Mỹ.

Chuyên gia Malik nhận định, các nhà chiến lược Trung Quốc sẽ chọn một cuộc chiến ngắn hạn để “đấm Ấn Độ chảy máu mũi”. Khi chiến thắng cuộc chiến này, Trung Quốc sẽ tạo ra trật tự khu vực châu Á xoay quanh Bắc Kinh.

Theo Dân Việt

Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục đối đầu trên biển

Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục đối đầu trên biển

Sự kình địch giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang ngày càng nóng khi tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia được vũ trang hạt nhân diễn ra cả ở đất liền lẫn trên biển.

Ấn Độ mở đường hầm tới thẳng biên giới Trung Quốc

Ấn Độ mở đường hầm tới thẳng biên giới Trung Quốc

Tổ chức đường sá biên giới (BRO) của Ấn Độ sẽ mở các đường hầm hai làn, vòng qua một con đèo trên núi tại Arunachal Pradesh để tới biên giới với Trung Quốc nhanh hơn.

Báo Trung Quốc kêu gọi chiến tranh với Ấn Độ

Báo Trung Quốc kêu gọi chiến tranh với Ấn Độ

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc vừa kêu gọi 'dạy' cho Ấn Độ bài học thứ hai.

Trung Quốc cảnh báo cứng rắn với Ấn Độ

Trung Quốc cảnh báo cứng rắn với Ấn Độ

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo sẽ tăng cường triển khai quân và diễn tập ở biên giới Trung-Ấn nếu Ấn Độ không rút quân ngay lập tức khỏi điểm ngã ba ở Bhutan.

5 siêu vũ khí giúp Trung Quốc chiếm ưu thế trước Ấn Độ

5 siêu vũ khí giúp Trung Quốc chiếm ưu thế trước Ấn Độ

Trung Quốc nắm trong tay nhiều loại vũ khí tầm xa với độ chính xác cao, đủ khả năng vô hiệu hóa lực lượng ở biên giới Ấn Độ nếu xung đột nổ ra.