Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm nay, 11/11 cùng khoảng 70 lãnh đạo thế giới có mặt tại Paris tham dự lễ kỷ niệm 100 năm hiệp ước chấm dứt Thế chiến lần thứ nhất cũng như vinh danh hàng triệu binh sĩ đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh này.
Cháy rừng dữ dội ở Mỹ, 25 người thiệt mạng
Ngày này năm xưa: Hải chiến đẫm máu ở châu Âu
Vào lúc 11 giờ sáng ngày 11/11/1918, tiếng súng im bặt trên khắp mặt trận phía tây, đánh dấu việc chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu kéo dài tới 4 năm, cướp đi sinh mạng của tổng cộng hơn 10 triệu binh lính và hàng triệu dân thường.
Các lãnh đạo thế giới cùng dự lễ kỷ niệm tại Khải Hoàn Môn ở Paris. Ảnh: EPA |
Đúng một trăm năm sau, Tổng thống Pháp Macron chủ trì buổi lễ tưởng niệm các binh sĩ nói trên và gia đình của họ tại Khải Hoàn Môn, nơi một người lính vô danh thiệt mạng trong Thế chiến thứ nhất được chôn cất.
Tổng thống Nga Putin ... |
... và Tổng thống Mỹ Trump đều có mặt ở Paris tham dự lễ kỷ niệm. Ảnh: EPA |
Vợ chồng Tổng thống Pháp Macron chào đón Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: CNN |
Theo Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin nằm trong số hàng chục nguyên thủ, lãnh đạo chính phủ và hoàng gia thế giới tham dự buổi lễ, trước khi dùng bữa trưa cùng với ông Macron tại Điện Elysee.
Ảnh: EPA |
Hôm 10/11, trong một màn thể hiện tình cảm công khai hiếm hoi của hai lãnh đạo thế giới, ông Macron và bà Merkel đã nắm tay nhau tại một lễ tưởng niệm xúc động ở rừng Compiegne, phía bắc Paris, nơi các đoàn đại biểu Pháp và Đức đã ký Hiệp ước đình chiến, chấm dứt Thế chiến thứ nhất.
Lãnh đạo Đức và Pháp gặp gỡ các cựu chiến binh nhân dịp kỷ niệm 100 năm chấm dứt Thế chiến thứ nhất. Ảnh: AP |
Trong lễ kỷ niệm trọng thể diễn ra hôm nay, 11/11, các học sinh trung học Pháp sẽ đọc to các dòng lưu bút của các binh sĩ viết vào ngày 11/11/1918, khi hiệp ước đình chiến bắt đầu có hiệu lực.
Thế chiến thứ nhất (1914 - 1918) là một trong những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất lịch sử thế giới, đã tái định hình nền chính trị và nhân khẩu học của châu Âu. Song, hòa bình lập lại sau đó khá ngắn ngủi, chỉ tồn tại được hai thập niên cho đến khi Đức quốc xã đem quân xâm chiếm các nước láng giềng.
Ông Macron tháp tùng Thủ tướng Anh Theresa May đi thăm khu tưởng niệm Thiepval dành cho các binh sĩ hai nước đã hy sinh trong Thế chiến thứ nhất ở miền bắc Pháp. Ảnh: EPA |
Vào chiều 11/11, ông Macron sẽ chủ trì Diễn đàn Hòa bình Paris nhằm thúc đẩy cách tiếp cận đa phương về hợp tác, an ninh, nhằm tránh tái lặp các sai sót từng dẫn đến Thế chiến thứ nhất.
Phát biểu trước báo giới, bà Merkel nhấn mạnh, diễn đàn thể hiện cho một ý chí quyết tâm. Thay mặt nước Đức, bà sẽ làm mọi thứ để mang lại một trật tự hòa bình hơn cho thế giới "dù hiện vẫn còn rất nhiều việc phải hoàn thành".
Tổng thống Trump, người ủng hộ chủ nghĩa dân tộc quốc gia và theo đuổi chính sách "nước Mỹ trước tiên", sẽ không tham dự diễn đàn. Lãnh đạo Nhà Trắng tuyên bố, ông cũng sẽ không có cuộc tiếp xúc song phương với người đồng cấp Nga Putin tại Paris. Hai nguyên thủ dự kiến sẽ có các cuộc hội đàm chính thức vào cuối tháng này, khi họ cùng tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Buenos Aires, Argentina.
Tuấn Anh
Ngày này năm xưa: Bê bối bầu cử chấn động lịch sử Mỹ
Ngày 7/11/2000, cả nước Mỹ đi bỏ phiếu bầu tổng thống. Song, không ai ngờ, sự kiện rốt cuộc lại trở thành bê bối nghiêm trọng nhất lịch sử bầu cử Mỹ.
Ngày này năm xưa: Án tử cho Saddam Hussein - 'Một trò chơi chính trị'?
Ngày 5/11/2006, Tòa án của chính phủ lâm thời Iraq tuyên án tử hình cựu Tổng thống Saddam Hussein vì vụ thảm sát 148 người Hồi giáo Shi'ite tại Dujail năm 1982.
Ngày này năm xưa: Nữ thủ tướng lừng lẫy Ấn Độ bị ám sát
Ngày 31/10/1984, cả đất nước Ấn Độ rúng động trước thông tin nữ Thủ tướng Indira Gandhi bị hai lính cận vệ ám sát ngay tại tư dinh ở thủ đô New Delhi.