Sự quan tâm mà Tổng thống Mỹ Barack Obama dành cho các hoạt động quân sự phi truyền thống có lẽ chỉ có thể sánh ngang với cựu Tổng thống John F. Kennedy. Nhưng các kế hoạch cho các một căn cứ trên biển vẫn có những giới hạn của nó.

Đặc nhiệm Mỹ
Các tài liệu về ngân sách quốc phòng Mỹ do Lầu Năm Góc công bố tháng vừa qua đã xác nhận một thứ chúng ta đã biết, và một điều khác chúng ta chưa rõ. Đó là, các tài liệu đã cho thấy rằng chính quyền Obama lên kế hoạch duy trì nguồn tài trợ mạnh mẽ cho các Lực lượng Đặc nhiệm trong những năm tới, thậm chí ngay cả khi chi phí cho các lực lượng thông thường tăng chậm hơn, hoặc một số phải giảm đi.

Nhưng các tài liệu trên cũng cho thấy, Bộ Quốc phòng Mỹ lên kế hoạch triển khai một căn cứ trên biển có thể hỗ trợ cho việc giải cứu con tin, các cuộc ám sát khủng bố bí mật, và những sứ mệnh đặc biệt trên khắp duyên hải thế giới.

Chính quyền Obama đã đầu tư rất nhiều vào các thiết bị không người lái trên không, đất liền và trên biển, và thực hiện nhiều các cuộc tấn công không người lái vào Pakistan, Yemen, và những nơi khác hơn là so với các chính quyền tiền nhiệm.

Chiến lược mới và các tài liệu ngân sách của Lầu Năm góc cho thấy chính quyền Obama kỳ vọng sự lanh lợi và linh hoạt của Đội Đặc nhiệm để bù lấp cho những điểm còn khuyế của lực lượng thông thường.

Các lực lượng này đã lập rất nhiều chiến công trong suốt nhiệm kỳ của ông Obama, bao gồm việc tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden trong lãnh thổ Pakistan, giải cứu hai công nhân bị cướp biển Somali bắt giữ.

Trong những năm gần đây, nhiều lính trong quân đội Mỹ và lính thủy đánh bộ được điều chuyển sang từ các lực lượng hạng nặng trong Chiến tranh Lạnh và theo hướng cơ động, "hạng nhẹ" hơn trong các lực lượng đặc nhiệm.

Một lý do khiến ông Obama quyết định chọn ông Leon Panetta để thay thế cho ông Robert Gates nghỉ hưu là vì ông Panetta từng là Giám đốc của CIA, từng tham gia vào nhiều vụ tấn công không người lái và các chiến dịch đặc biệt khác của chính quyền. (Trong khi ông Gates lại là lại là quán quân của các chiến dịch chống chiến tranh du kích). Lực lượng vũ trang thông thường đã bị sa lầy tại Afghanistan và có thể sẽ bị cắt giảm chi phí rất lớn.

Một điều nữa đáng ngạc nhiên là Lầu Năm Góc sẽ sớm triển khai một cơ sở trên biển có thể di chuyển được, đóng ở một nơi nào đó trong khu vực mà Tư lệnh Trung ương của Mỹ chịu trách nhiệm. Để đáp ứng lại yêu cầu của CENTCOM, Hải quân Mỹ đã điều tàu USS Ponce - một tàu chiến có tuổi đời là 40 năm - gia nhập vào chương trình này. Theo đó, căn cứ nổi này sẽ trở thành một dạng "tàu mẹ" được sử dụng làm căn cứ tiền tiêu cho các tàu triển nhanh, và các máy bay trực thăng có thể triển khai cho các đội đặc nhiệm như SEALS, Rangers, và các lính biệt kích trên suốt duyên hải Trung Đông.

Việc sử dụng "tàu mẹ" được các toán cướp biển sử dụng hiệu quả như các phương tiện để tiến hành các cuộc tấn công tầm xa. Những tàu này thường có kích cỡ của tàu đánh cá thương mại, có thể tác chiến xa hơn trong một khoảng thời gian dài hơn so với các tàu nhẹ thông thường của cướp biển Somali. Trên thực tế, các cướp biển sử dụng tàu nhỏ để tấn công chớp nhoáng, rồi trở lại các "tàu mẹ" an toàn hơn.

Tàu Ponte chỉ là sự bù lấp tạm thời cho chương trình này của Lầu Năm góc. Washington còn có tham vọng triển khai các căn cứ di động như thế này trên khắp thế giới, bao gồm cả vùng biển tranh cãi ở các khu vực Thái Bình Dương, gần đất liền ở châu Á.

Rõ ràng, một trong những mục đích sử dụng các căn cứ nổi đó là nhằm giải cứu các vụ bắt bớ trên biển tại Somalia, nhưng ngoài ra còn có thể tiến hành ở Iran, các quốc gia Trung Đông. Các đơn vị này có thể nhanh chóng đối phó lại với ngư lôi của Iran đặt ở eo biển Hormuz hoặc chặn đứng các tàu chở hàng nghi ngờ - chẳng hạn như vũ khí hủy diệt hàng loạt chuyên chở qua đây.

Mỹ đã có những lực lượng hải quân hùng mạnh nhất đặt tại Trung Đông. Có thể kể đến là hạm đội thứ Năm của Mỹ đặt tại Bahrain. Hạm đội nay cũng sẽ hỗ trợ các sứ mệnh an ninh bên ngoài Vịnh Ba Tư. Những khu vực này bao gồm Biển Đỏ, Biển Ả Rập, Vịnh Oman, và các khu vực trong Ấn Độ dương như là duyên hải Đông Phi cho tới các vùng phía nam như ở Kenya. Hai mươi quốc gia nằm trong tầm phủ sóng của hạm đội thứ Năm.

Các căn cứ tiền tiêu nổi này có thể hiệu quả hơn trong một số tình huống hơn là so với các tàu hải quân thông thường. Ngoài ra, việc linh hoạt trên mặt biển cũng sẽ có lợi hơn cho Mỹ vì Lầu Năm góc sẽ không cần xin phép chính phủ nước chủ nhà sử để sử dụng căn cứ này để phục vụ cho việc hỗ trợ các nhiệm vụ thông thường.

Tuy nhiên, việc triển khai lực lượng này sẽ có hiệu quả nhất đối với việc giải cứu con tin bị cướp biển bắt cóc. Nhưng, điều đó không có nghĩa là đây là các làm hoàn hảo. Vì trong năm 2010, con tin Linda Norgrove đã bị thiệt mạng trong suốt quá trình giải cứu vụng về tại Afghanistan.

Tất nhiên, giải quyết các cuộc chiến như ở Afghanistan hay Somali đều cần tới các tác chiến có sự tham gia của nhiều lực lượng. Còn Hướng dẫn Chiến lược Quốc phòng của Lầu Năm Góc đã cho thấy một điều rõ ràng là biệt đội của ông Obama hiểu rõ có rất nhiều thách thức về an ninh mà Mỹ phải đương đầu tại châu Á, và cần tới các nỗ lực bền bỉ hơn là chỉ vài nhiệm vụ đặc biệt cơ động nhỏ lẻ.

  • Lê Thu (theo Diplomat)