Những bức ảnh ghi lại cảnh các tình nguyện viên đang đóng tàu, sản xuất, bảo dưỡng máy bay và chuẩn bị khí tài được chụp chỉ vài tháng sau khi Mỹ chính thức bước vào cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 sau trận Trân Châu Cảng tháng 12/1941.
Mỹ là một trong những nước sản xuất vũ khí lớn nhất trong suốt cuộc chiến |
Ngay cả trước trận Trân Châu Cảng cướp đi mạng sống của 2.403 quân nhân Mỹ, bao gồm 68 thường dân, cũng như phá hủy 19 tàu hải quân Mỹ vào tháng 12/1941 dẫn đến quyết định tham chiến của Mỹ, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đã cho phép tăng cường sản xuất vũ khí, trong đó tăng gấp đôi khí tài hải quân. |
Mặc dù Tổng thống Franklin Roosevelt thiếu sự chấp thuận của Quốc hội để tham chiến ở châu Âu, nhưng ông đã nhìn thấy cuộc chiến tranh chống lại Đức và Nhật Bản là "gần như không thể tránh khỏi". |
Trong vòng 4 năm kể từ sau khi chính thức bước vào cuộc chiến, Mỹ đã sản xuất tổng cộng 102.410 xe tăng, 2.679.840 súng máy và 105.000 viên đạn súng cối. |
Cường quốc số 1 thế giới cũng sản xuất 99.000 chiến đấu cơ, 97.000 máy bay ném bom và 6.771 tàu cỡ lớn, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác liên quan đến cuộc chiến. |
Hàng triệu tình nguyện viên như những người trong ảnh được tuyển dụng để giúp Mỹ chuẩn bị cho cuộc chiến ở cả mặt trận Thái Bình Dương và Châu Âu. |
Mặc dù giành chiến thắng trước chủ nghĩa phát xít, nhưng Mỹ cũng mất 418.500 nhân viên quân sự và dân sự trong cuộc chiến tranh. |
Máy bay được chụp tại căn cứ quân sự Corpus Christi ở Texas. |
Được thành lập vào năm 1941, căn cứ Corpus Christi chứng minh tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc chiến tranh, khi huy động khoảng 300 tân binh mỗi tháng trong 4 năm. |
Khi cuộc chiến tranh kết thúc, ước tính 35.000 phi công đã được huấn luyện và tốt nghiệp tại căn cứ Corpus Christi |
Theo Dân Việt
Triều Tiên tiết lộ ảnh hiếm về chương trình tên lửa
Triều Tiên mới đây đã tiết lộ một loạt ảnh chưa từng công bố với thế giới bên ngoài về chương trình tên lửa của nước này.
Lộ quy mô căn cứ quân sự của TQ ở nước ngoài
Ảnh vệ tinh mới chụp cho thấy căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài to hơn, vững chắc hơn so với dự đoán ban đầu.
Du khách đến thăm Triều Tiên, họ là ai?
Mỗi năm, Triều Tiên đón hàng nghìn khách du lịch quốc tế, trong số đó 95% là người Trung Quốc.
Điều gì khiến tranh chấp Trung-Ấn bỏng rẫy?
Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia được vũ trang hạt nhân, với tổng dân số 2,7 tỷ người, đang kẹt trong bế tắc quân sự vì một vùng đất ở Bhutan.