Cách đây gần 100 năm, Hải quân Mỹ từng đặt câu hỏi: Nếu phi cơ có thể bay, thì tại sao tàu chở chúng không thể làm được điều đó? Kết quả của những nỗ lực giải đáp câu hỏi này dẫn đến sự ra đời của khinh khí cầu lớp Akron, những hàng không mẫu hạm bay duy nhất từng được đưa vào biên chế hoạt động ở Mỹ.

Mặc dù rất hứa hẹn nhưng hai vụ tai nạn, bắt nguồn từ các hạn chế của khinh khí cầu, đã hủy hoại phi đội hàng không mẫu hạm bay và rốt cuộc chấm dứt hoàn toàn việc phát triển ý tưởng về khí tài quân sự như vậy.

Theo trang The National Interest, các khinh khí cầu lớp Akron được thiết kế và chế tạo vào cuối những năm 1920. Tương tự như các hàng không mẫu hạm thông thường vẫn hoạt động trên biển, chúng cũng được thiết kế để trinh sát các vùng biển và săn lùng đội tàu chiến của kẻ thù. Một khi xác định được hạm đội thù địch, các tàu chiến của Hải quân Mỹ sẽ vây chặt và tiêu diệt chúng. Đây chỉ là các tính năng cơ bản, hạn chế ban đầu của hàng không mẫu hạm khi chúng vẫn chưa tiến hóa thành nòng cốt sức mạnh tấn công của Hải quân Mỹ.

Các khinh khí cầu lớp Akron - USS Akron và USS Macon, được chế tạo vào năm 1926 trước thời kỳ đại suy thoái. Hai tàu bay này được lần lượt biên chế hoạt động trong Hải quân Mỹ vào năm 1931 và 1933.

{keywords}
Khinh khí cầu USS Akron chuẩn bị tiếp cận bãi neo đậu ở Sunnyvale, California. Ảnh: Wikipedia

Lớp Akron là thiết kế khinh khí cầu cổ điển, hình viên thuốc con nhộng với lớp vỏ cứng chắc được làm từ vải và nhôm, rồi được bơm đầy khí heli. Loại tàu bay này được vận hành nhờ 8 động cơ 12 xi-lanh Maybach, tạo nên tổng cộng 6.700 mã lực.

Với chiều dài xấp xỉ 240m, mỗi khinh khí cầu lớp USS Akron đều dài hơn chiến hạm lớp Tennessee. Chúng có phi hành đoàn gồm chỉ 60 người và có thể đạt tốc độ bay gần 102 km/h. Các tàu bay này cũng được trang vũ khí nhẹ, gồm 8 khẩu súng máy cỡ nòng 0,3.

Khinh khí cầu lớp Akron chuyên chở các máy bay cánh cố định, có thể phóng cũng như thu hồi chúng giữa không trung. Mỗi khinh khí cầu có khả năng vận chuyển tới 5 chiếc tiêm kích Curtiss F9C Sparrowhawk, máy bay hai tầng cánh hạng nhẹ có một phi công và trang bị 2 súng máy Browning cỡ nòng 0,3.

{keywords}
USS Macon trên bầu trời New York. Ảnh: Word Press

So với các hàng không mẫu hạm hoạt động trên biển theo kiểu truyền thống, ý tưởng về hàng không mẫu hạm bay chứa đựng cả ưu điểm và nhược điểm.

Về ưu điểm, cả khinh khí cầu USS Akron và USS Macon đều di chuyển nhanh gấp 2 lần tàu nổi trên mặt nước và có thể giám sát nhiều khu vực hơn. Do đó, tầm triển khai các tiêm kích Sparrowhawks do chúng chuyên chở cũng mở rộng hơn. Ngoài ra, hàng không mẫu hạm bay cũng chỉ đòi hỏi đội ngũ gồm 60 người điều khiển để thực thi sứ mệnh trinh sát phục vụ hạm đội tàu chiến trong một trận giao tranh quyết định trên biển.

Tuy nhiên, USS Akron và USS Macon có nhược điểm riêng của chúng. Cả hai dễ bị ảnh hưởng trước thời tiết và có thể trở nên khó điều khiển trong các trận gió mạnh. Tháng 2/1932, khinh khí cầu USS Akron bất ngờ gặp tai nạn khi bị tuột khỏi hệ thống neo giữ vì gió giật đúng vào lúc một nhóm nghị sĩ đang chờ được lên hàng không mẫu hạm bay này.

{keywords}
Máy bay chiến đấu được đưa vào hàng không mẫu hạm bay USS Macon giữa không trung thông qua một "thang đu" phía ngoài. Ảnh: History.com

3 tháng sau, hai thành viên phi hành đoàn của USS Akron cũng bị quăng quật tới chết và người thứ ba bị thương khi cố buộc giữ khinh khí cầu trên mặt đất. Thời tiết xấu khiến cả hai hàng không mẫu hạm bay phải nằm "án binh bất động", trong khi hàng không mẫu hạm trên biển có thể đối phó được với tình huống này tương đối dễ dàng.

Ngày 3/4/1933, USS Akron đang trên đường thực thi sứ mệnh thử nghiệm trang thiết bị vô tuyến ngoài khơi New Jersey thì gặp trục trặc. Các trận gió giật dữ dội làm khinh khí cầu lao xuống từ độ cao 305m chỉ trong vài giây. Phi hành đoàn đã ra quyết định chớp nhoáng, vứt bỏ thùng chứa nước nhằm khôi phục độ cao. Tàu bay lên quá nhanh khiến phi hành đoàn không kịp trở tay và mất kiểm soát.

USS Akron lao xuống biển, khiến 73 trong tổng số 76 người có mặt trên khinh khí cầu thiệt mạng, bao gồm cả lãnh đạo Văn phòng Hàng không học của Hải quân Mỹ, chỉ huy căn cứ không quân Lakehurst cũng như phi đội thử nghiệm, huấn luyện khinh khí cầu rắn của cơ sở này.

Ngày 12/2/1935, đến lượt khinh khí cầu USS Macon gặp nạn khi bị bão vô hiệu hóa bộ phận thăng bằng phía trước trong lúc bay phía trên Thái Bình Dương. USS Macon từng gặp sự cố ở chính bộ phận thăng bằng này vài tháng trước đó, nhưng nhà chức trách đã không sửa chữa nó. Trục tặc khiến khinh khí cầu mất gần 20% khí heli và bay lên cao rất nhanh.

Phi hành đoàn quyết định xả thêm khí heli để khiến USS Macon hạ độ cao một lần nữa. Song, việc mất quá nhiều khí heli khiến hàng không mẫu hạm bay bị đâm xuống biển. Do việc đâm xuống biển diễn ra từ từ, cộng với việc USS Macon được trang bị đầy đủ áo cứu sinh và phao cứu hộ nên 81 trong tổng số 83 người có mặt trên khinh khí cầu đã sống sót.

Tai nạn khủng khiếp với cả hai khinh khí cầu gần như đặt dấu chấm hết cho chương trình hàng không mẫu hạm bay của Hải quân Mỹ.

Song, sau nhiều thập kỷ, nhà chức trách Mỹ dường như đang muốn khôi phục chương trình này khi mới đây Lầu Năm góc đã cho xúc tiến nghiên cứu biến máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules thành một hàng không mẫu hạm bay dành cho các máy bay không người lái.

Giới quan sát vẫn chờ xem, ý tưởng sẽ được hiện thực hóa như thế nào trong tương lai.

Tuấn Anh

Mẫu máy bay Không quân Mỹ "thèm" hơn cả tiêm kích F-35

Mẫu máy bay Không quân Mỹ "thèm" hơn cả tiêm kích F-35

Trái với nhận định của nhiều người, siêu tiêm kích F-35 không phải là mẫu phi cơ Không quân Mỹ thèm khát nhất hiện nay.

Xem 'rồng lửa' Nga khai hỏa trong cuộc tập trận lớn chưa từng có

Xem 'rồng lửa' Nga khai hỏa trong cuộc tập trận lớn chưa từng có

Hệ thống tên lửa phòng không S-300, S-400 của Nga được đặt ở chế độ chiến đấu để thực hành tấn công các mục tiêu trong cuộc tập trận có quy mô lớn nhất mà Moscow tổ chức kể từ những năm 1980 đến nay.

Tiết lộ động trời về dự án siêu tiêm kích Mỹ

Tiết lộ động trời về dự án siêu tiêm kích Mỹ

Tài liệu rò rỉ hé lộ, các quan chức cấp cao tham gia phát triển siêu tiêm kích F-35 cho quân đội Mỹ đang che đậy các nhược điểm chết người ở mẫu máy bay này.

Nga âm thầm chế "siêu rồng lửa" hạ đo ván mọi tiêm kích Mỹ

Nga âm thầm chế "siêu rồng lửa" hạ đo ván mọi tiêm kích Mỹ

Tình báo phương Tây quả quyết, Nga đã bắt đầu sản xuất hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa mạnh nhất từ trước tới nay, mệnh danh "siêu rồng lửa" S-500.

Xem dàn chiến đấu cơ 'khủng' TQ dùng để đối phó Mỹ

Xem dàn chiến đấu cơ 'khủng' TQ dùng để đối phó Mỹ

Trung Quốc thiết kế một loại động cơ cải tiến mới để khiến tiêm kích tàng hình J-20 đạt đẳng cấp thế giới, đủ đối đầu các chiến đấu cơ F-22 hay F-35 của Mỹ.