Hiện, nhiều nước đang sở hữu tàu sân bay, loại tàu được mệnh danh là "Chúa tể của đại dương".

Thông thường, tàu sân bay thường là tàu chiến chính của một đội tàu. Tàu sân bay cho phép hải quân thể hiện sức mạnh một cách độc lập, không cần phụ thuộc vào căn cứ ở địa phương để triển khai máy bay.

Kể từ khi bắt đầu được đưa vào sử dụng hồi đầu thế kỷ 20, tàu sân bay mới đầu chỉ là tàu gỗ dùng để triển khai khí cầu nhưng đến nay đã trở thành tàu chiến chạy bằng hạt nhân đắt giá, có thể chở nhiều chiến cơ, trực thăng...

Do không có định nghĩa đơn lẻ, một số dạng tàu như tàu tấn công đổ bộ, tàu sân bay trực thăng cũng được gọi là tàu sân bay.

Các tàu sân bay gồm siêu tàu sân bay (loại tàu sân bay lớn nhất), tàu tấn công đổ bộ (dùng để đổ bộ và hỗ trợ bộ binh tiến vào lãnh thổ kẻ thù) và tàu sân bay trực thăng.

{keywords}

Siêu tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ. Đây là tàu hạng Nimitz. Kể từ năm 2009, đây là tàu chính của nhóm tàu sân bay tấn công số 1 của hải quân Mỹ. (Ảnh: Reuters)

{keywords}

HMS Ocean là tàu sân bay trực thăng và tấn công đổ bộ của Anh. Nó hiện là tàu lớn nhất đồng thời là tàu chỉ huy của hải quân Hoàng gia. (Ảnh: AP)

{keywords}

Giuseppe Garibaldi là tàu sân bay đầu tiên Italia đóng để vận hành với các máy bay có cánh cố định. Sau Thế chiến II, tàu này được tái liệt kê là tàu tuần dương chở máy bay. (Ảnh: Worldwarships)

{keywords}

Tàu tấn công, lưỡng cư đa nhiệm Juan Carlos 1 của Tây Ban Nha được đưa vào sử dụng năm 2010. (Ảnh: Contando Estrelas)

{keywords}

Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ là tàu hạng Kiev. Nó được đóng ở Baku, ban đầu phục vụ cho hải quân Liên Xô, được Ấn Độ mua lại vào năm 2004. Sau khi được nâng cấp và sửa chữa, tàu được đặt tên mới là INS Vikramaditya. (Ảnh: Hải quân Ấn Độ).

{keywords}

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga. (Ảnh: Reuters)

{keywords}

Tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet hiện là tàu chỉ huy của hải quân Hoàng gia Thái. Đây cũng là tàu sân bay duy nhất và đầu tiên của nước này. Tàu do một công ty của Tây Ban Nha đóng. (Ảnh: Reuters)

{keywords}

Tàu sân bay Charles de Gaulle hiện là tàu chỉ huy của hải quân Pháp và là tàu chiến lớn nhất ở Tây Âu hiện đang làm nhiệm vụ. Được đưa vào hoạt động năm 2001, đây là tàu nổi chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của Pháp đồng thời là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất được đóng không phải ở Mỹ. (Ảnh: Telegraph)

{keywords}

Tàu Liêu Ninh là tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc hiện giờ. (Ảnh: SCMP)

Hoài Linh

Cận cảnh chiến dịch tiêu diệt IS từ tàu sân bay Mỹ

Cận cảnh chiến dịch tiêu diệt IS từ tàu sân bay Mỹ

Hải quân Mỹ cho hay, cụm tàu sân bay tấn công George H.W. Bush đã nối lại sứ mệnh tấn công các mục tiêu IS từ phía đông Địa Trung Hải.

Hai tàu sân bay khủng của Mỹ khoe sức mạnh sát Triều Tiên

Hai tàu sân bay khủng của Mỹ khoe sức mạnh sát Triều Tiên

Tàu sân bay USS Carl Vinson và USS Ronald Reagan đang biểu dương sức mạnh ngay sát biên giới Triều Tiên.

Tàu sân bay nguyên tử "quái vật biển" của Liên Xô

Tàu sân bay nguyên tử "quái vật biển" của Liên Xô

Dù đã là dĩ vãng nhưng mối quan tâm đối với tàu sân bay ekranoplan mang tên lửa của Liên Xô, nổi danh là "Quái vật biển Caspian” chưa bao giờ lụi tắt.

Siêu ưu điểm của vũ khí chống sát thủ diệt tàu sân bay

Siêu ưu điểm của vũ khí chống sát thủ diệt tàu sân bay

Một số đối thủ của Mỹ đã chế tạo những tên lửa đạn đạo tầm xa, hay còn gọi là "sát thủ diệt tàu sân bay", khiến Washington lo ngại.

Siêu tàu sân bay Mỹ vào vị trí đưa Triều Tiên 'vào tầm ngắm'

Siêu tàu sân bay Mỹ vào vị trí đưa Triều Tiên 'vào tầm ngắm'

Tàu sân bay Carl Vinson của hải quân Mỹ cuối cùng đã tới vị trí mà Triều Tiên nằm trong tầm tấn công của nó.

Hé lộ thông tin về dự án siêu tàu sân bay của Nga

Hé lộ thông tin về dự án siêu tàu sân bay của Nga

Nga muốn chế tạo "tàu sân bay lớn nhất thế giới" để cạnh tranh với Mỹ.