Ngày 24/4/1980, chiến dịch quân sự giải cứu 52 con tin Mỹ tại Tehran, Iran kết thúc trong thảm họa. Không con tin nào được cứu và có thêm 8 quân nhân thiệt mạng.

Vào thời điểm diễn ra chiến dịch giải cứu, cuộc Khủng hoảng con tin Iran đã bước sang tháng thứ sáu và mọi nỗ lực ngoại giao nhằm thuyết phục chính phủ Iran giúp đỡ đều không có kết quả.

Ngày 16/4/1980, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã hạ lệnh tiến hành chiến dịch quân sự mang tên "Vuốt đại bàng" như nỗ lực cuối cùng để cứu con tin.

{keywords}
Chiến dịch cứu con tin của Mỹ thảm bại

Theo History và Britania, chiến dịch giải cứu huy động nhân lực của toàn bộ 4 nhánh của lực lượng vũ trang Mỹ - không quân, hải quân, lính thủy đánh bộ và lục quân. Theo kế hoạch, trực thăng và máy bay vận tải C-130 hẹn gặp nhau tại một khu vực trên sa mạc - mật danh là Desert One, cách Tehran 320km về phía đông nam.

Tại điểm hẹn, ba trực thăng sẽ tái nạp nhiên liệu từ C-130 và đón binh sĩ. Tiếp đó, các trực thăng sẽ chuyển quân tới khu vực núi non, nơi chiến dịch giải cứu con tin được triển khai vào đêm sau đó. Bắt đầu từ 19/4, quân Mỹ sẽ triển khai ở Oman và trên biển Ảrập, và ngày 24/4/1980, chiến dịch Vuốt đại bàng bắt đầu.

Quân Mỹ tới được điểm hẹn Desert One dù gặp chút trở ngại do có một chuyến xe buýt băng qua một con đường gần đó. Kết quả là, 40 người Iran bị quân bộ binh Mỹ bắt giữ để giữ bí mật về chiến dịch.

Trong số 8 trực thăng rời tàu sân bay USS Nimitz, hai chiếc bị trục trặc và không thể tiếp tục làm nhiệm vụ, các trực thăng còn lại gặp trở ngại do bão bụi tầm thấp. Sáu trực thăng đáp xuống điểm hẹn nhưng trễ 90 phút. Tiếp đó, một trực thăng lại không đủ năng lực để tham gia chiến dịch.

Với ba trong số 8 trực thăng bị hỏng, kế hoạch chuyên chở bằng máy bay quan trọng bị phá vỡ. Chiến dịch bị hủy ngay trên đất Iran.

Tuy nhiên, trong quá trình rút quân, một trong số các trực thăng đâm phải một trong số các máy bay vận tải C-130, khiến cả hai chiếc phát nổ, 8 binh sĩ thiệt mạng, 5 người khác bị thương. Số binh sĩ còn lại đã mau chóng rút lui, để lại một số trực thăng, các thiết bị, vũ khí, bản đồ và người chết.

Một ngày sau đó, Tổng thống Jimmy Carter tổ chức họp báo và nhận hoàn toàn trách nhiệm về thảm kịch. Các con tin mãi 270 ngày sau đó mới được thả.

Ngày 4/11/1979, khủng hoảng bùng phát khi sinh viên Iran bất bình với việc chính phủ Mỹ cho phép nhà lãnh đạo bị lật đổ của nước này là Mohammad Reza Shah Pahlavi sang Mỹ chữa bệnh ung thư. Có tới 3.000 sinh viên đã tấn công Đại sứ quán Mỹ tại Iran, giữ 63 người Mỹ làm con tin.

Giữa tháng 11, ông Ayatollah Khomeini, lãnh đạo chính trị và tinh thần mới của Iran, đã đứng ra kiểm soát tình hình và đồng ý thả hơn chục con tin, đa phần là phụ nữ hoặc người Mỹ gốc Phi với lý do những người này thuộc nhóm bị chính phủ Mỹ áp bức. 52 con tin còn lại bị giam giữ trong 14 tháng tiếp theo.

Tổng thống Carter không thể dùng ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng và kế hoạch giải cứu con tin vào tháng 4/1980 đã thất bại.

Ba tháng sau, cựu lãnh đạo Iran  Mohammad Reza Shah Pahlavi qua đời tại Ai Cập song khủng hoảng vẫn tiếp diễn. Tháng 11 cùng năm, ông Jimmy Carter thất bại trước đảng viên Cộng hòa Ronald Reagan trong cuộc bầu cử Tổng thống. Không lâu sau đó, với sự trợ giúp của người Algeria làm trung gian, Mỹ và Iran thương thuyết thành công.

Vào ngày Tổng thống Reagan nhậm chức 20/1/1981, Mỹ bỏ phỏng tỏa với gần 8 tỷ USD tài sản của Iran, 52 con tin được trả tự do sau 444 ngày. Ngày tiếp theo, ông Jimmy Carter bay sang Tây Đức để chào đón các con tin Mỹ trở về.

Hoài Linh

Ngày này năm xưa: Tuyên bố 'chấn động' của TT Mỹ về chiến tranh ở Việt Nam

Ngày này năm xưa: Tuyên bố 'chấn động' của TT Mỹ về chiến tranh ở Việt Nam

Ngày 23/4/1975, tại Đại học Tulane, bang New Orleans, Tổng thống Mỹ Gerald Ford tuyên bố: "Đối với Mỹ, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc".

Kẻ bất mãn ra tay tàn độc, cả thành phố Mỹ tang thương

Kẻ bất mãn ra tay tàn độc, cả thành phố Mỹ tang thương

Sáng 19/4/1995, một quả bom xe tải bất ngờ phát nổ ngoài tòa nhà liên bang ở trung tâm Oklahoma, Mỹ, giết chết 168 người và làm hơn 680 nguời khác bị thương.

Xem lại cảnh chiến cơ siêu âm đâm xuống biển, phi công thoát thân nghẹt thở

Xem lại cảnh chiến cơ siêu âm đâm xuống biển, phi công thoát thân nghẹt thở

Ngày 21/4/2017, một máy bay chiến đấu siêu âm F/A-18 Hornet của hải quân Mỹ lao xuống biển Celebes, ngoài khơi Philippines khi cố đáp xuống tàu sân bay USS Carl Vinson.