Ngày 15/8/2015, Triều Tiên bắt đầu vặn đồng hồ chậm lại 30 phút so với Nhật và Hàn Quốc, thiết lập múi giờ riêng gọi là "Giờ Bình Nhưỡng".
Triều Tiên đã đánh dấu sự kiện này bằng cách đánh chuông tại Đài Thiên văn Bình Nhưỡng lúc nửa đêm. “Cùng lúc, tất cả cơ sở công nghiệp, xe lửa và tàu thuyền trên cả nước cũng hú còi”, thông tấn xã trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin.
Việc đổi giờ được thực hiện vào dịp kỷ niệm 70 năm Nhật bại trận trong Thế chiến II và Bán đảo Triều Tiên thoát khỏi ách cai trị của Nhật.
Trước đó, KCNA từng lên án chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản trước đây đã "lấy đi của Triều Tiên cả giờ chuẩn".
Video tuyên bố thiết lập "Giờ Bình Nhưỡng" trên đài truyền hình Triều Tiên
Trước khi việc đổi giờ được thực hiện, giờ địa phương ở Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật được ấn định giống nhau khi Nhật bắt đầu cai trị Bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 tới 1945.
Sau khi thiết lập múi giờ riêng, thời gian ở Triều Tiên được tính là GMT+08:30, như trước khi Nhật chiếm đóng nước này, thay vì GMT+9.
Triều Tiên đã sử dụng kinh độ 127 độ 30 phút đông khi đưa ra khái niệm múi giờ chính thức vào năm 1908 và "Giờ Bình Nhưỡng" được thiết lập dựa trên tọa độ này.
Với việc vặn đồng hồ chậm lại 30 phút, Triều Tiên đã gia nhập nhóm quốc gia nhỏ, có múi giờ "dị thường", gồm cả Nepal.
Phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc Jeong Joon-hee vào thời điểm đó cho hay, việc Triều Tiên đổi giờ có thể gây ra một số rắc rối nhỏ. "Khó khăn có thể phát sinh từ việc trao đổi liên Triều".
Ngoài múi giờ riêng, Triều Tiên cũng có lịch riêng, thay vì tính năm từ ngày sinh của Chúa Giê-xu, nước này bắt đầu tính lịch từ ngày sinh của người thành lập đất nước là ông Kim Nhật Thành. Ông Kim Nhật Thành sinh năm 1912, và theo cách tính của Bình Nhưỡng, đây là năm Juche 1, và hiện giờ là Juche 107.
Tuy nhiên, trong một thông báo gần đây được KCNA đưa ra, Triều Tiên tuyên bố, bắt đầu từ 5/5/2018, sẽ không còn "Giờ Bình Nhưỡng". Quyết định này được nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trực tiếp đưa ra như động thái đầu tiên nhằm hòa hợp và đoàn kết người dân ở hai miền nam bắc trên Bán đảo Triều Tiên.
Hoài Linh
Ngày này năm xưa: Cuộc chiến ít biết giữa Liên Xô và Trung Quốc
Cuộc xung đột giữa Liên Xô và Trung Quốc về Đường sắt phía đông Trung Quốc (CER) có thể được coi là liên quan tới biên giới.
Ngày này năm xưa: Nổ tàu ngầm thảm khốc nhất lịch sử Nga
Sau hai tiếng nổ liên tiếp, tàu ngầm hạt nhân Kurd của Nga đã chìm xuống biển Barents, cướp đi mạng sống của toàn bộ 118 thủy thủ.
Ngày này năm xưa: Mỹ rải chất độc da cam ở Việt Nam
Ngày 10/8/1961 ghi dấu việc Mỹ bắt đầu rải chất độc da cam, một trong những hóa chất độc hại nhất với con người từng được biết đến, ở Việt Nam.
Ngày này năm xưa: Bom nguyên tử Mỹ hủy diệt Nagasaki
Ba ngày sau khi thả bom nguyên tử xuống Hiroshima, Mỹ hành động tương tự với Nagasaki, biến thành phố cảng lớn nhất miền nam Nhật Bản thành đống tro tàn chết chóc.
Ngày này năm xưa: Vụ cướp tàu chấn động nước Anh
Cho tới nay, đây vẫn là một trong những vụ phạm tội khét tiếng nhất nước Anh dù nó đã xảy ra cách đây 55 năm.