Na Uy có kế hoạch yêu cầu Mỹ tăng thêm lực lượng lính thủy đánh bộ tới đất nước này và đưa họ tới đóng chốt sát hơn nữa với biên giới Nga.

Nga rất tức giận trước động thái trên và tuyên bố Na Uy sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Theo Business Insider, lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ được triển khai luân phiên tới Na Uy kể từ đầu năm 2017 để tiến hành các hoạt động huấn luyện và tập trận với nước chủ nhà cùng các lực lượng đối tác. Theo kế hoạch sẽ có khoảng 330 binh sĩ phải rời đi vào cuối năm nay.

{keywords}
Lính Mỹ tới Vaernes, Na Uy, hồi tháng 1/2017. (Ảnh: Lính thủy đánh bộ Mỹ)

Na Uy sẽ đề nghị Mỹ gửi 700 lính thủy đánh bộ tới nước này vào năm 2019 và đóng quân ở khu vực Inner Troms thuộc Bắc Cực, sát biên giới Nga, chứ không phải địa điểm ở miền trung như hiện nay. Oslo còn muốn đợt triển khai tiếp theo kéo dài 5 năm thay vì thời hạn 6 tháng như bắt đầu năm 2017.

Nhóm lính Mỹ triên khai đầu năm 2017 là lực lượng ngoại quốc đầu tiên đóng trên đất Na Uy kể từ Thế chiến II.

Ngoại trưởng Na Uy Ine Eriksen Soereide cho biết, yêu cầu mới nhất nhận được sự ủng hộ rộng khắp ở Quốc hội. Bà khẳng định sẽ không có chuyện quân Mỹ hiện diện lâu dài và việc này không nhắm vào Nga.

"Không có căn cứ Mỹ nào trên đất Na Uy. Sẽ luôn có một khoảng cách tôn trọng với biên giới Nga. Chúng tôi không thấy có bất kỳ lý do nghiêm trọng nào để Nga phản ứng, thậm chí chúng tôi nghĩ lần này cũng vậy vì đó luôn là về việc huấn luyện và các cuộc tập trận liên minh", nữ Ngoại trưởng nói thêm.

{keywords}
Lính Mỹ tới Porsangmoen, Na Uy, hồi tháng 3/2017.(Ảnh: Lính thủy đánh bộ Mỹ)

Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Frank Bakke-Jensen nhấn mạnh, lực lượng quân sự mở rộng sẽ cải thiện các năng lực huấn luyện và chiến đấu mùa đông của các lực lượng NATO.

"Phòng thủ của Na Uy phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các đồng minh NATO, giống như hầu hết các thành viên khác của NATO. Để sự hỗ trợ này phát huy hiệu quả trong các thời điểm khủng hoảng và chiến tranh, chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào huấn luyện và tập trận chung trong thời đại hòa bình", ông giải thích.

{keywords}
Lính Mỹ với các hoạt động giữ ấm cơ thể trong mùa đông khắc nghiệt khi tập trận ở Bardufoss, Na Uy, hồi tháng 3/2018. (Ảnh: Lính thủy đánh bộ Mỹ)

Khi lính thủy đánh bộ Mỹ tới Na Uy vào tháng 1/2017, Nga đã tỏ ra nghi ngờ và tuyên bố mối quan hệ giữa hai nước "đứng trước thách thức". Lần này, yêu cầu mới nhất của Oslo cũng khiến Moscow ngay lập tức phản ứng.

"Hành động đó khiến Na Uy trở nên khó đoán hơn, có thể làm gia tăng căng thẳng, dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang và gây bất ổn tình hình ở Bắc Âu", Business Insider trích dẫn thông điệp của sứ quán Nga ở Na Uy. "Chúng tôi coi đây rõ ràng là không thân thiện, và sẽ không thể không có hậu quả".

Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Mỹ tuyên chiến với Anh

Ngày này năm xưa: Mỹ tuyên chiến với Anh

Ngay sau khi Thượng viện Mỹ theo chân Hạ viện bỏ phiếu tuyên chiến chống lại Anh, Tổng thống James Madison ký tuyên bố này thành luật, cuộc chiến Mỹ - Anh bắt đầu ngày 18/6/1812.

Động đất làm rung chuyển phía tây của Nhật Bản

Động đất làm rung chuyển phía tây của Nhật Bản

Sáng sớm nay (18/6), một trận động đất mạnh đã tấn công miền tây Nhật Bản. Hiện chưa có báo cáo thương vong và cảnh báo sóng thần.

Tên lửa reo rắc nỗi khiếp sợ 'Katyusha'

Tên lửa reo rắc nỗi khiếp sợ 'Katyusha'

“Có nhiều tình huống con người ta sợ phát điên bởi hoả lực rocket của Liên Xô”, một tù binh Đức nói sau khi bị Hồng quân bắt giữ vào năm 1941. Anh ta đang ám chỉ đến nỗi sợ hãi mang tên Katyusha.

Khi Kim Jong Un 'làm mới' hình ảnh

Khi Kim Jong Un 'làm mới' hình ảnh

Sáu năm kể từ khi nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên khá kín tiếng, ông Kim Jong Un đã bất ngờ thể hiện hình ảnh mới gần gũi qua các hội nghị thượng đỉnh với Mỹ và Hàn Quốc trong 2 tháng qua.

Súng nổ ở sự kiện nghệ thuật Mỹ, hàng chục người bị thương

Súng nổ ở sự kiện nghệ thuật Mỹ, hàng chục người bị thương

Hơn 20 người đã bị thương sau một vụ xả súng chiều 17/6 (giờ Việt Nam) tại một sự kiện nghệ thuật ở Trenton, bang New Jersey, Mỹ.