Mô tả sự hiện diện của đội tàu Trung Quốc là "hành động khiêu khích quân sự hóa khu vực", Bộ trưởng Delfin Lorenzana nói: "Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc dừng cuộc xâm nhập này và ngay lập tức thu về những con tàu vi phạm các quyền hàng hải của chúng tôi và xâm phạm lãnh thổ thuộc chủ quyền của chúng tôi này".

Hãng tin AP dẫn lời ông Lorenzana tuyên bố thêm rằng Philippines sẽ giữ vững chủ quyền của mình.

{keywords}
Đội tàu cá Trung Quốc gồm hơn 200 chiếc neo ở khu vực tranh chấp thuộc Biển Đông. Ảnh: Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines/AP

Hôm 21/3, NTF-WPS - Lực lượng đặc nhiệm quốc gia về Biển Tây Philippines - cách người Philippines gọi Biển Đông - cho biết họ đã nhận được báo cáo qua xác minh từ Lực lượng Bảo vệ bờ biển rằng khoảng 220 tàu cá Trung Quốc xuất hiện gần một rạn san hô hôm 7/3.

"NTF-WPS lưu ý tình huống này là một mối lo ngại bởi khả năng đánh bắt hải sản quá mức và tàn phá môi trường biển, cũng như các rủi ro đối với an toàn hàng hải", lực lượng đặc nhiệm nêu trong một tuyên bố.

Inquirer dẫn thông báo của NTF-WPS cho biết, đội tàu này thả neo theo đội hình và "được tin là do các dân quân Trung Quốc điều khiển". Nhóm tàu không có dấu hiệu "đang đánh bắt cá thực sự" và được phát hiện bật đèn vào ban đêm dù thời tiết khi đó trong lành. 

Cùng ngày, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr viết trên Twitter rằng ông đang chờ lệnh để gửi phản đối ngoại giao về vụ việc. Quan chức này cho biết ông sẽ chờ yêu cầu từ các tướng lĩnh và nếu có lệnh thì "kể cả vào Chủ nhật tôi vẫn phản đối".

Thanh Hảo 

Hàng trăm tàu Trung Quốc tụ về một nơi ở Biển Đông, Philippines lo ngại

Hàng trăm tàu Trung Quốc tụ về một nơi ở Biển Đông, Philippines lo ngại

Chính phủ Philippines bày tỏ quan ngại sau khi phát hiện khoảng 220 tàu Trung Quốc tụ về một khu vực thuộc Biển Đông.

Philippines muốn đòi Trung Quốc bồi thường thiệt hại ở Biển Đông

Philippines muốn đòi Trung Quốc bồi thường thiệt hại ở Biển Đông

Philippines đang đánh giá những thiệt hại do Trung Quốc gây ra với các nguồn tài nguyên biển nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế của nước này ở Biển Đông để đòi bồi thường.