Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thừa nhận việc chính phủ nước này đóng cửa sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều hoạt động quân sự, trong đó có huấn luyện, bảo dưỡng và tình báo.
"Các hoạt động bảo trì bảo dưỡng của chúng tôi gần như chắc chắn phải dừng lại... Hơn 50% lực lượng lao động dân sự phải nghỉ làm... Chúng tôi thực hiện rất nhiều chiến dịch tình báo trên toàn cầu, và chúng rất tốn tiền, những hoạt động đó hiển nhiên sẽ phải ngừng lại", Reuters dẫn lời Bộ trưởng Mattis nêu cụ thể khi trả lời câu hỏi về tác động của tình trạng chính phủ Mỹ bị đóng cửa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis. (Ảnh: Express) |
Chính phủ Mỹ đã rơi vào trạng thái tê liệt sau khi Thượng viện chưa thông qua được dự luật ngân sách cho giai đoạn tiếp theo trước hạn chót đêm 19/1. Mặc dù các biện pháp giúp Chính phủ Mỹ tránh nguy cơ này đã được Hạ viện thông qua với 230 phiếu ủng hộ và 197 phiếu chống nhưng lại không qua được "cửa ải" Thượng viện.
Về lý thuyết, chính phủ Mỹ đóng cửa từ đêm 19/1 nhưng điều này chỉ chính thức diễn ra vào ngày 20/1, đúng một năm Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền.
Theo Reuters, chính phủ Mỹ ngưng hoạt động sẽ khiến các hợp đồng mới của Bộ Quốc phòng tạm dừng, rốt cuộc làm tăng chi phí cho vũ khí, tạo thêm các cơn đau đầu về ngân sách vì giới lập pháp sẽ phải chật vật giải quyết khủng hoảng tài chính của chính phủ.
Các công ty quốc phòng và quan chức Lầu Năm Góc than phiền rằng khó khăn trong chi tiêu liên bang sẽ làm tổn hại các nhà cung cấp nhỏ và gây khó cho các hãng lớn hơn vì tiến trình hợp đồng phải ngưng lại.
Trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Trump viết về việc chính phủ bị đóng cửa: "Điều đó không tốt cho quân đội hay sự an toàn và an ninh của chúng ta trên khắp biên giới phía nam đầy rẫy nguy hiểm".
Thanh Hảo
Thổ Nhĩ Kỳ 'nổi đóa' với Mỹ, điều xe tăng sát Syria
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ không ngại hành động ở quận Afrin cùng nhiều khu vực khác của Syria, nếu Mỹ không thôi ủng hộ lực lượng do người Kurd dẫn đầu ở đó.
Nga - Mỹ đấu khẩu kịch liệt
Cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lẽ ra là về xây dựng lòng tin giữa thời đại phổ biến hạt nhân ngày càng rộng. Nhưng, phiên họp lại biến thành màn đấu khẩu của hai nước lớn Mỹ và Nga.
Mỹ điều thêm máy bay ném bom, tàu chiến tới sát Triều Tiên
Quân đội Mỹ đang tăng cường sự hiện diện quanh Bán đảo Triều Tiên khi Thế vận hội mùa đông diễn ra ở Hàn Quốc đang tới gần.
Siêu ngư lôi hạt nhân Nga có thể hủy diệt thành phố Mỹ?
Các chuyên gia cho rằng đây là vũ khí thực sự tạo ra mối đe dọa không hề nhỏ với các thành phố ven biển Mỹ.
Hé lộ cuộc họp bí mật Mỹ-Nhật-Hàn về Triều Tiên
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, tướng H.R McMaster đã bí mật tới San Francisco, để dự cuộc họp kín về chương trình vũ khí hạt nhân Triều Tiên.