Triều Tiên có một lực lượng không quân khổng lồ đủ sức tiến hành một chiến dịch ném bom chiến lược và chiến thuật, cũng như thực hiện một vụ tấn công bất ngờ.

Báo Business Insider trích dẫn báo cáo mới của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) về quân đội Triều Tiên cho biết, không lực nước này có 110.000 sĩ quan và lính nhập ngũ phụ trách gần 1.650 máy bay. Con số này bao gồm 820 chiến đấu cơ, 30 máy bay do thám và 330 máy bay vận tải.

{keywords}
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un trổ tài lái chiến cơ. (Ảnh: KCNA)

"Trong thời chiến, lực lượng này đủ sức tiến hành một chiến dịch ném bom chiến lược và chiến thuật, cũng như thực hiện một vụ tấn công bất ngờ", IISS đánh giá.

Bởi các chiến cơ đang được triển khai trên khắp cả nước nên Triều Tiên có thể "tổ chức tấn công nhằm vào các sở chỉ huy và kiểm soát, các tài sản phòng không cùng các cơ sở công nghiệp mà không cần tái bố trí hoặc sắp xếp các phi đội của mình", báo cáo cho biết thêm.

IISS cho rằng, các chiến cơ hiệu quả nhất của Triều Tiên hiện gồm MiG-29 (có thể chỉ có vài chục chiếc), 46 chiếc MiG-23 và khoảng 30 chiến cơ tấn công mặt đất Su-25. "Số còn lại cũ hơn, và ít năng lực hơn gồm MiG-15, MiG-17/J-5, MiG-19/J-6, MiG-21/J-7 và máy bay ném bom hạng nhẹ Il-28/H-5", báo cáo nêu thêm.

Tuy vậy, tất cả các máy bay này đều từ những năm 1980, và theo IISS, chúng không thể trụ được trong môi trường chiến tranh điện tử ngày nay. Đây là điểm mà Mỹ cần chú ý, vì hầu hết máy bay của nước này hiện tại đều có năng lực gây nhiễu, trong khi các hàng không mẫu hạm có thể chuyên chở các máy bay tác chiến điện tử chuyên biệt.

Bên cạnh đó, các năng lực của Mỹ và Hàn Quốc trong giám sát máy bay Triều Tiên thông qua vệ tinh và máy bay không người lái hoàn toàn có thể ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công bất ngờ nào từ phía Triều Tiên.

Một yếu điểm nữa của Triều Tiên là tình trạng phi công không được đào tạo đầy đủ. Do phụ thuộc vào Trung Quốc về hầu hết nhiên liệu bay, mà mặt hàng này lại nằm trong danh sách cấm vận, nên Triều Tiên phải tiết kiệm nguồn lực quý giá này. Điều đó đồng nghĩa với ít số chuyến bay hơn, ít thời gian đào tạo hơn cho phi công và gần như chắc chắn phi công không được huấn luyện thực tế chống lại máy bay đối địch.

Cũng vì lý do này, Triều Tiên chú trọng chế tạo các kết cấu chống bom dưới mặt đất và dùng tên lửa đất - đối - không để chiến đấu trong bất kỳ cuộc chiến trên không nào.

Có thể nói, lực lượng không quân Triều Tiên thực sự ấn tượng nếu xét về quy mô và thu nhập của nước này, nhưng thực tế khó có thể đối đầu với các chiến cơ của Mỹ và Hàn Quốc.

Thanh Hảo

Ông Trump nói Triều Tiên đã bắt đầu phi hạt nhân hóa

Ông Trump nói Triều Tiên đã bắt đầu phi hạt nhân hóa

Trong một cuộc họp nội các hôm 21/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Triều Tiên đã khởi động phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo.

Hình ảnh Triều Tiên đang nhanh chóng 'thay da đổi thịt'

Hình ảnh Triều Tiên đang nhanh chóng 'thay da đổi thịt'

Những bức ảnh cho thấy một sự thay đổi nhanh chóng từ cung cách truyền thống vươn tới cuộc sống hiện đại ở Triều Tiên.

Triều Tiên đã bí mật liên lạc với con rể ông Trump thế nào?

Triều Tiên đã bí mật liên lạc với con rể ông Trump thế nào?

Triều Tiên đã tìm cách dàn xếp cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều thông qua con rể của Tổng thống Donald Trump, ông Jared Kushner, với sự trợ giúp của một doanh nhân Mỹ sống tại Singapore.

Mỹ tiết lộ mối nguy lớn từ Triều Tiên

Mỹ tiết lộ mối nguy lớn từ Triều Tiên

Triều Tiên được cho là đang nhắm tới các máy tính bằng cách sử dụng các mã độc trojan và biến thể có tên Typeframe.

Triều Tiên có hàng nghìn cơ sở liên quan hạt nhân

Triều Tiên có hàng nghìn cơ sở liên quan hạt nhân

Triều Tiên có hàng nghìn cơ sở liên quan đến các hoạt động tên lửa và hạt nhân, theo báo Munhwa Ilbo của Hàn Quốc.