30/11/2017, Lễ khởi công xây dựng Tổ máy số 1 nhà máy điện hạt nhân Rooppur đã được diễn ra tại Iswardi, Bangladesh.

Sự kiện có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Bangladesh, bà Sheikh Hasina và Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga Rosatom, ông Alexey Likhachev.

{keywords}

Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina (ngoài cùng bên trái) và Tổng Giám đốc Rosatom Alexey Likhachev (đứng thứ 3 từ trái sang) trong Lễ khởi công

Thủ tướng Sheikh Hasina phát biểu: “Lễ khởi công Nhà máy điện hạt nhân Rooppur đã chính thức hiện thực hóa ước mơ của Bangladesh, khởi đầu hành trình tiến bước vào thế giới của công nghệ hạt nhân. Đây là niềm tự hào và vinh dự lớn lao của Bangladesh và chúng tôi rất biết ơn Liên bang Nga và nhân dân Nga về việc hỗ trợ này. Nhà máy đang được xây dựng với sự hỗ trợ của đối tác Nga, sử dụng công nghệ hiện đại nhất. Đồng thời, chúng tôi cũng tuân thủ theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nhằm đảm bảo tính an toàn".

Nhà máy điện hạt nhân Rooppur được trang bị hai tổ máy VVER-1200 với tổng công suất 2.400 MW, được xây dựng theo thiết kế của Nga và nằm ở vị trí cách thủ đô Dhaka của Bangladesh 160 km. Việc xây dựng nhà máy được thực hiện theo hợp đồng ký kết ngày 25/12/2015. Tổng thầu xây dựng là Công ty Cổ phần Atomstroyexport (trực thuộc Ban Kỹ thuật của Tập đoàn Rosatom).

Trong giai đoạn năm 2015-2016, tổng thầu đã tiến hành thực hiện các công việc như: đánh giá sơ bộ về công trường thi công, chuẩn bị tài liệu hướng dẫn vận hành, soạn thảo các tài liệu để xin cấp phép xây dựng và lắp đặt các tổ máy. Năm 2017, các công việc tiếp tục được triển khai thực hiện theo đúng tiến độ.

Vào ngày 4/11/2017, cơ quan quản lý Bangladesh (BAERA) đã cấp giấy phép xây dựng nhà máy. Việc đặt nền móng bê tông đầu tiên đánh dấu bước khởi đầu trong giai đoạn xây dựng nhà máy điện hạt nhân Rooppur. Tổ máy số 1 của nhà máy điện hạt nhân Rooppur sẽ được vận hành theo kế hoạch vào năm 2023; còn tổ máy số 2 dự kiến được vận hành vào năm 2024.

Dự án nhà máy điện hạt nhân Rooppur bao hàm tính năng bảo vệ theo chiều sâu. Đặc điểm chính của khái niệm bảo vệ theo chiều sâu là bảo vệ nhiều lớp và giảm thiểu hậu quả tai nạn do con người gây ra. Điều này đồng thời đảm bảo an toàn môi trường.

Ông Alexei Likhachev, Tổng Giám đốc Tập đoàn Rosatom phát biểu: “Hôm nay chúng ta không chỉ khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân có vòng đời trên 100 năm, mà còn đồng thời củng cố nền tảng tình hữu nghị và hợp tác giữa chúng ta và các thế hệ con cháu của chúng ta. Nga cũng đã vận hành thành công nhà máy điện hạt nhân tương tự trang bị kiểu lò phản ứng tiên tiến VVER-1200. Chúng tôi sẽ hỗ trợ và quan tâm đến công tác xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Rooppur ở Bangladesh như đã làm ở Nga”.

{keywords}

Các chuyên gia của Nga sẽ cùng tham gia vào việc xây dựng nhà máy Rooppur tại Bangladesh

{keywords}
Với Rooppur, Bangladesh đã trở thành quốc gia cạnh các nước Đông Nam Á thứ ba sở hữu điện hạt nhân

Về phía Nga, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới sẽ tạo ra các đơn hàng mới cho các công ty hạt nhân của Nga, tăng tỷ lệ xuất khẩu công nghệ cao và tạo công ăn việc làm mới. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân này sẽ có sự tham gia của khoảng 12.000 chuyên gia Nga bao gồm các nhà thiết kế, kỹ sư, nhà thầu sản xuất thiết bị, nhà thầu xây dựng, kỹ sư điện. Hiện tại, Tập đoàn Rosatom có 34 đơn vị điện hạt nhân đặt tại 12 quốc gia trên toàn thế giới.

Rosatom nổi tiếng ở khu vực Nam Á với nhiều năm kinh nghiệm làm việc và đạt được nhiều thành công với Ấn Độ - quốc gia láng giềng của Bangladesh. Đối tác Nga đồng thời cũng dày dặn kinh nghiệm trong việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân với công nghệ kỹ thuật cao phức tạp ở các khu vực nằm ở vĩ độ phía Nam, có khí hậu nóng ẩm và hạn chế về tài nguyên nước ngọt.

(Nguồn Rosatom)

Tấn Tài