{keywords}
 

Theo Newsweek, vùng Trans-Baikal và Cộng hoà Altai thuộc Nga đang giám sát chặt sự lây lan của mầm bệnh. Ngoài ra, Cộng hoà Tuva, ở khu vực Siberia, thuộc Nga, đã tiến hành một chiến dịch tiêm chủng ngừa rộng khắp để ngăn ngừa dịch hạch lây lan.

Tính tới giờ, ở Siberia – khu vực chia sẻ biên giới với Mông Cổ, có 2.500 người lớn và 623 trẻ em đã được tiêm vắc-xin, cơ quan giám sát y tế Nga Rospotrebnadzor cho biết.

Bệnh dịch hạch, nguyên nhân gây ra đại dịch “Cái chết đen” khét tiếng thời Trung Cổ, là khá hiếm trong thời đại hiện nay nhưng không phải đã biến mất hoàn toàn. 

Hôm qua (12/8), nhà chức trách Mông Cổ ghi nhận có một nam giới chết vì dịch hạch sau khi tiếp xúc với xác con sóc đất (còn gọi là con macmot).

Nạn nhân 42 tuổi ở tỉnh Khovd, được cho là đã mua hai con sóc đất lớn trước khi nhiễm bệnh, Dorj Narangerel - một phát ngôn viên của Bộ Y tế Mông Cổ cho biết. Ông này kêu gọi người dân tránh săn hoặc ăn sóc đất, loài vật đang mang bệnh ở trong vùng.

Nhiều người ở Mông Cổ coi sóc đất là món ăn ngon, thịt của nó tốt cho sức khoẻ.

Từ đầu năm tới nay, đã có 4 ca nhiễm dịch hạch bị phát hiện ở nước này. Hồi tháng 7, một bé trai 15 tuổi ở tỉnh Govi Altai của Mông Cổ đã chết vì bệnh dịch hạch sau 3 ngày ăn thịt sóc đất.

Theo Trung tâm các bệnh có thể lây từ động vật sang người Mông Cổ, 17 trong số 21 tỉnh của nước này hiện đứng trước nguy cơ đối mặt với bệnh dịch hạch.

Cũng trong tháng này, giới chức y tế tại khu vực Nội Mông, Trung Quốc, có biên giới chung với Mông Cổ, cũng ghi nhận 2 trường hợp chết vì dịch hạch.

Hoài Linh

Trung Quốc ban bố cảnh báo cấp 3 về dịch hạch

Trung Quốc ban bố cảnh báo cấp 3 về dịch hạch

Chính quyền thành phố Bayan Nur thuộc Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc đã ban bố cảnh báo cấp 3 sau khi phát hiện ca nhiễm bệnh dịch hạch.

Trung Quốc phong toả một làng để chặn dịch hạch

Trung Quốc phong toả một làng để chặn dịch hạch

Nhà chức trách ở vùng Nội Mông, Trung Quốc đã phong toả một ngôi làng sau khi một người dân chết vì bệnh dịch hạch.