VFF kết thúc hợp đồng với HLV Miura là quyết định cần thiết. Nhưng sự ra đi của ông thầy người Nhật vẫn khiến số đông băn khoăn với câu hỏi: Liệu VFF đã nhận lỗi? Lãnh đạo VFF cho rằng HLV Miura nhẹ nhàng chấp nhận việc bị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Người Việt Nam nói chung rất dễ tính trong việc tiếp thu cái mới, người mới, nhất là người Nhật. Điều này bắt nguồn từ sự thẩm thấu của các mặt hàng “made in Japan” độc chiếm thị trường Việt Nam trong những năm trước. Ngay cả bây giờ, khi Việt Nam mở cửa với thế giới, hàng hóa phong phú hơn, các lựa chọn cũng hấp dẫn hơn, nhưng hàng Nhật vẫn có chỗ đứng nhất định trong tư tưởng người tiêu dùng. Thậm chí, người ta từng truyền tai nhau về những cụm từ đại loại như “ô tô thì phải Toyota, xe máy cứ chọn Honda”.

{keywords}

Lãnh đạo VFF cho rằng HLV Miura nhẹ nhàng chấp nhận việc bị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

HLV Miura cũng từng được kỳ vọng cũng sẽ trở thành món hàng ưa chuộng trên mặt trận bóng đá. Tuy nhiên, thực tế lại chẳng phải vậy. Nhiệm kỳ của ông thầy Nhật biến kỳ vọng của số đông trở thành bản trường ca của nghi ngờ và sự chịu đựng.

Gần hai năm ở Việt Nam, những gì HLV bước sang tuổi 53 làm được luôn trong tình trạng bí ẩn và gây tranh cãi. Trên hết, HLV Miura hình như không đại diện cho bóng đá Nhật Bản, khi triết lý của ông trái ngược với thứ bóng đá đội tuyển Nhật Bản đang chơi và trái ngược với chính đặc điểm của các cầu thủ Việt Nam.

Người ta không thể hy vọng vào một đội bóng chưa từng có xương sống, theo đuổi lối chơi lấy sức mạnh và vũ khí tinh thần “cảm tử” để chế ngự đối phương trong khi, đấy chẳng phải tài sản giá trị nhất của chúng ta.

{keywords}

Phát biểu của HLV Miura về bóng đá Việt Nam trên 1 trang báo điện tử Nhật Bản.

Cái khó hiểu tiếp nữa của HLV Miura là sự bảo thủ. Ông thầy Nhật có vẻ không đúng khi đóng cửa với tất cả những lời góp ý từ giới chuyên môn, những phát hiện của truyền thông và cả người hâm mộ. Hạn chế này vô tình kéo ông vào cuộc đối đầu không có hồi kết với… chính bản thân mình khi để áp lực công việc chi phối sự tỉnh táo.

Triết lý bóng đá vô cùng khó hiểu được HLV Miura áp dụng hết trận này đến trận khác. Thay vì tìm kiếm một bộ khung ổn định, tăng cường chuyên môn hóa từng vị trí, ông thầy Nhật lại thích thử nghiệm cá nhân, đặt những vị trí trái kèo vào các trận then chốt. Cách xây dựng đội bóng kỳ lạ như thế nên dễ hiểu vì sao, các đội tuyển luôn nhận trái đắng trong thời khắc quyết định.

{keywords}

Tuy nhiên, HLV Miura không phải là vấn đề quan trọng nhất đối với sự phát triển chung của bóng đá Việt Nam và các đội tuyển. Sai lầm của ông thầy sinh năm 1963 bắt nguồn từ sai lầm của một vài lãnh đạo VFF – những người “bảo kê” cho hành trình kém cỏi của đội tuyển gần hai năm qua.

VFF biết rõ năng lực của HLV Miura ở mức nào nhưng vẫn nhắm mắt trao toàn quyền quyết định cho ông thầy Nhật và mơ màng trong các thất bại của đội tuyển. Chỉ đến khi áp lực quá mạnh từ “trong nhà”, những người có tiếng nói quyết định đến bản hợp đồng gây tranh cãi với HLV này mới buộc phải hành động. Một sự nhận lỗi muộn màng, có thể là nửa vời, nhưng dù sao cũng rất cần thiết trong thời điểm này. Vấn đề là sau đây, VFF sẽ làm gì để lấy lại niềm tin nơi người hâm mộ?

Theo Zing.vn