- Đến hẹn lại lên, cứ trước mỗi trận đấu lớn, VFF lại bán vé theo hình thức truyền thống là qua đường công văn và trực tiếp tới tay người hâm mộ (xếp hàng). Dù qua hình thức nào thì chuyện mua bán vé vẫn luôn dở khóc, dở cười.

“Thất thủ” qua đường công văn

Dù lường trước cơn sốt vé của trận bán kết lượt về giữa ĐTVN và Indonesia trên sân Mỹ Đình ngày 7/12, nhưng có lẽ VFF cũng không thể nghĩ rằng lại có nhiều đơn vị đến nộp công văn mua vé như vậy. VFF chỉ phân phối khoảng hơn 10.000 vé qua đường công văn, nhưng sau 2 ngày tiếp nhận “đơn đặt hàng” của các đơn vị, số lượng được đặt mua lên tới con số hơn 100 nghìn vé, tức là gần gấp 3 lần số ghế trên SVĐ Mỹ Đình và gấp 10 lần quota cho phép.

Tất nhiên, VFF cũng đã quá quen với việc phải nhận hàng núi công văn như này. Trước đây ở những trận đấu lớn tại SEA Games, AFF Cup hay những trận đón các đội tuyển, các CLB hàng đầu thế giới sang Việt Nam đá giao hữu, số lượng công văn cũng rất khủng.

{keywords}

Chen nhau mua vé qua đường công văn

Và lần nào cũng vậy, cảnh tượng hỗn loạn, bát nháo chưa từng có diễn ra từ sáng sớm tới cuối giờ chiều trước cổng trụ sở VFF, khiến lực lượng bảo vệ không khỏi hốt hoảng. VFF đã phải “cầu cứu” lực lượng cảnh sát cơ động và khi có sự xuất hiện của đội ngũ này, mọi chuyện mới trở nên yên ổn hơn. Dù được kiểm soát nhưng do số lượng người tăng lên chóng mặt khiến trụ sở VFF bị quá tải.

Ở lần trả vé trận ĐTVN vs Indonesia theo đường công văn ngày 3/12 vừa qua, các nhân viên VFF đã phải làm việc từ sáng sớm tới tận tối mịt vẫn chưa xong. Do phải chờ đợi lâu dẫn đến bức xúc, một nhóm CĐV đã phá sập cổng trụ sở VFF. Khi cánh cửa bị xô lệch, rất nhiều người tranh thủ chạy vào trong khuôn viên VFF. Lực lượng an ninh phải rất vất vả mới ổn định được tình hình.

Nhiều người sau khi cầm vài tấm vé trong tay, đã vô cùng thất vọng, thậm chí chửi bới VFF ngay tại phía ngoài cổng, vì được duyệt quá ít so với số lượng đăng ký.

Theo ghi nhận của chúng tôi, thường thì mỗi đơn vị chỉ được nhận khoảng 6 vé với các mệnh giá khác nhau, có đơn vị lớn cũng chỉ được nhận khoảng 10 vé. Không chỉ bị xếp hàng lâu, được duyệt ít vé, mà vé cũng không theo thứ tự từng cặp.

Việc VFF chỉ phân phối khoảng 10% theo số lượng công văn đặt đã được thông báo từ trước, nhưng vẫn có những người không hiểu nên phản đối quyết liệt.

Một nhân viên của VFF mặt rất mệt mỏi cho biết: “Hầu như lần nào bán vé qua công văn chúng tôi cũng gặp những người như vậy. Đa số các đơn vị đều đặt mua rất nhiều vé, ít là vài chục còn nhiều thì hơn 100 vé, cá biệt có trường hợp đặt mua tới 300-400 vé. Đăng ký là vậy nhưng có một điều chắc chắn BTC sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả các đơn vị”.

Cứ dấu đỏ là hợp lệ

Trời lạnh và phải đứng ngoài đường nhưng mặt ai cũng nhễ nhại mồ hôi. Có trường hợp xếp hàng được nhưng cũng bị đẩy đi, kéo lại khiến tờ công văn trên tay bị rách và lại phải về cơ quan làm lại.

{keywords}

quá dễ để có những công văn dấu đỏ hợp lệ

Một số khác có mối “quan hệ” nên đã “gọi điện cho người thân” để được vào lấy vé sớm. Chứng kiến cảnh “chen ngang” này, không ít người xếp hàng đã văng chửi rất tục tĩu.

Theo quy định, các đơn vị, công ty đặt mua vé qua đường công văn cần có giấy giới thiệu (theo mẫu của VFF), kèm theo dấu đỏ và chứng minh thư của người đại diện. Quá dễ để người mua vé qua đường công văn có thể đáp ứng được quy định này. Có hàng trăm, hàng nghìn công ty đều có thể mua vé qua đường công văn nên dễ hiểu khi VFF rơi vào tình trạng quá tải mỗi khi mở bán qua kênh này.

Anh H (Hà Đông) cho biết em trai mình làm giám đốc một công ty nhỏ, nên việc xin dấu và giấy giới thiệu dễ như trở bàn tay. Anh H đăng ký mua 50 vé, chủ yếu là bán lấy lời chứ không vào sân xem.

Cũng từ kẽ hở này mà hàng trăm phe vé bằng cách này hay cách khác, cũng có trong tay những công văn dấu đỏ đàng hoàng. Và khi những phe này mua xong được vé, họ tập hợp lại thành số lượng lớn, sau đó tha hồ đẩy giá vé chợ đen.

Trong đoàn người xếp hàng, những nhân viên bảo vệ VFF cũng dễ dàng nhận ra rất nhiều “phe vé” với những tờ công văn trên tay, nhưng cũng chẳng biết làm gì vì họ đúng thủ tục và hợp lệ.

Thực tế thì VFF cũng yêu cầu những người mua vé qua công văn cam kết không bán lại số vé mua được để kiếm tiền chênh lệch, nhưng đây chỉ là quy định cho có.

Phá sản kế hoạch bán qua Internet và tổng đài

VFF từng bán vé qua tổng đài 1080 và đặt qua mạng Internet, nhưng cách làm này cuối cùng cũng phải bỏ vì mạng thì quá tải, còn qua tổng đài cũng khá phức tạp, ở cả công đoạn đặt mua lẫn nhận vé. Ngay cả ở Indonesia, trong trận bán kết lượt đi, BTC cũng tiến hành bán vé qua mạng nhưng chỉ sau một ngày trang web của BTC bị sập vì số người mua quá lớn.


Đ.N

Kỳ 2: Khổ như xếp hàng mua vé

{keywords}