- Tự thay đổi nguyên tắc bốc thăm thông thường, nước chủ nhà Malaysia đang đối mặt với nhiều chỉ trích từ các quốc gia sắp sửa tham dự môn bóng đá, futsal ở SEA Games 29. 

Tuy nhiên, phản đối thì cứ phản đối bởi có mấy quốc gia chủ nhà của SEA Games mà "thấy lợi không làm" đâu...

"Trò mèo" của Malaysia...

Thông tin nước chủ nhà Malaysia thay đổi nguyên tắc bốc thăm thông thường ở môn bóng đá, futsal đang khiến các quốc gia tham dự sốc và vô cùng bất ngờ.

Đương nhiên, các quốc gia tham dự ở môn bóng đá, futsal không bất ngờ lắm về việc nước chủ nhà SEA Games 29 làm mọi điều để thuận lợi nhất cho mình.

Thế nhưng, việc đặc cách "không tham dự bốc thăm" nhưng vẫn được chọn bảng đấu của Malaysia thì thực sự là "vô tiền khoáng hậu" trong tất cả các giải đấu lớn nhỏ khắp Thế giới.

{keywords}
Để lấy vàng SEA Games môn bóng đá, Malaysia (áo vàng - đen) đã bất chấp tất cả

Malaysia muốn lấy HCV SEA Games ở môn bóng đá, điều đó là rất rõ ràng. Nhưng, việc quốc gia này đè mọi quy chuẩn từ trước đến nay để đạt mục tiêu thực sự là...không thể tin nổi

Mà đây không phải lần đầu với tư cách chủ nhà Malaysia can thiệp một cách phũ phàng vào đại hội thể thao lớn nhất khu vực sẽ tổ chức vào tháng 8 tới đây.

Bởi trước đó trong các kỳ họp chuẩn bị nước chủ nhà SEA Games cũng đã một cách phũ phàng nhiều nội dung của thể thao đỉnh cao có mặt ở Olympic ra khỏi đại hội.

nhưng vì hội làng nó thế

Nước chủ nhà Malaysia có quyền làm "trò mèo" cũng như gạt bỏ một số nội dung thi đấu ở Olympic ra khỏi đại hội hay không? Câu trả lời đương nhiên là có, nếu quốc gia này cảm thấy không có thế mạnh để cạnh tranh huy chương...

Đây không phải là chuyện mới gì ở SEA Games, thậm chí là tại các kỳ đại hội Olympic cũng từng xảy ra những trường hợp tương tự. Tuy nhiên, can thiệp đến mức thô bạo thì e chỉ có hội làng SEA Games mà thôi.

{keywords}
Môn võ vô cùng thô bạoTarung Derajat từng được đưa vào SEA Games 26, và kết quả mỗi trận đấu thường là như thế này.

Có rất nhiều môn thể thao thực sự để biết đến nhiều e rằng khó có thể thoát ra khỏi quốc gia tổ chức, thế nhưng vì quyền ưu tiên được đưa các môn thế mạnh vào đại hội khiến nhiều nước chủ nhà "chớp" rất nhanh.

Điển hình như ở SEA Games 26 tổ chức tại Indonesia, hàng loạt môn được gọi là "thể thao" như đánh bài, trượt patin, leo tường đã được nước chủ nhà đưa vào nội dung thi đấu.

Chẳng những thế, một môn võ kiểu đường phố và vô cùng tàn bạo có tên Tarung Derajat cũng đã được chấp thuận. Và hậu quả, nhiều VĐV sau khi thi đấu đã phải nhập viện khẩn cấp vì chấn thương.

{keywords}
Môn Chilone truyền thống của Myanmar cũng được đưa vào SEA Games 27 để gom...huy chương

Hoặc như tại SEA Games 27 ở Myanmar, nước chủ nhà cũng tranh thủ đưa môn thể thao biểu diễn chilone, rồi đua ngựa băng đồng vào nội dung tranh huy chương và tất nhiên một số môn cơ bản khác đã bị loại thẳng cẳng.

Mà thực tế câu chuyện ưu thế chủ nhà không phải mới diễn ra ít năm gần đây, bởi nhiều người vẫn còn nhớ SEA Games đầu tiên tổ chức ở Việt Nam cũng xảy ra điều tương tự khi cầu chinh và lặn đã được chúng ta đưa vào để gom vàng...

Thế nên việc Malaysia chơi "trò mèo" thậm chí có thể thành...Chí Phèo cũng chẳng có gì ngạc nhiên, bởi thật những điều đó đã thành lệ ở làng thể thao Đông Nam Á kể từ khi ra đời đến nay.

Có chăng, Malaysia chỉ "mặt dày" hơn mà thôi...chứ nhìn lại có mấy ai mà không thích có lợi cho mình, thay vì cái chung đâu!

Duy Nguyễn