- Sau trận thua Thái Lan làm U22 Việt Nam tan mộng HCV SEA Games, trên trang cá nhân, Công Phượng lấp lửng đề cập đến chuyện giải nghệ. Một lời bóng gió ẩn ý về nỗi cay đắng của tiền đạo xứ Nghệ hơn là có thể biến thành sự thật.

* Thắng làm Vua...

Khi U22 Việt Nam trở về sau thất bại trên đất Mã, chỉ có vài chục CĐV chờ đón thầy trò HLV Hữu Thắng tại sân bay Tân Sơn Nhất. Cảnh tượng không kèn, không trống ấy là hệ quả được dự báo trước sau nỗi chua chát từ thất bại ở SEA Games 29. Nhiều cổ động viên không giữ nổi sự tỉnh táo. Cảm xúc lấn át làm cho kỳ vọng, cuộc tổng công kích của cộng đồng mạng đẩy U22 Việt Nam vào thế chịu trận.

{keywords}
Cộng đồng mạng chém tơi tả làm Công Phượng nghĩ đến việc... treo giầy

Không phải cầu thủ nào cũng đủ bản lĩnh, khiếu ăn nói hay đơn giản là “cứng” như Xuân Trường khi “xù lông nhím” với những chỉ trích của người hâm mộ quá khích bằng tuyên bố: “Bọn em đã vào trận với rất nhiều vết đau trên thân thể, đã cố gắng hết mình và không đáng bị nhận chỉ trích, chửi rủa...”.

Việc Công Phượng lấp lửng chuyện... giải nghệ giống như lời bóng gió ẩn ý về nỗi cay đắng mà tiền đạo này và đồng đội đã nếm trải. Phượng không phải là người thích đối đáp, lên gân lên cốt, nhưng cảm giác chịu đựng thái quá làm tiền đạo này “nghĩ quẩn”. Phản ứng của Xuân Trường và Công Phượng đặt ra câu hỏi lớn: thay vì dìm cho bằng chết lứa cầu thủ được xem là tài năng, tại sao không dạy và đầu tư cho thế hệ này biết cách đứng dậy sau thất bại?

* Đời cầu thủ, tương lai bóng đá không ở một trận đấu

SEA Games 2007, U23 Việt Nam thua Myanmar tại bán kết và HLV A.Riedl đã phải từ chức ngay trên đất Thái. Đáng nói là 1 năm sau, chính lứa cầu thủ gây thất vọng ở Korat như Công Vinh, Tấn Tài, Quang Thanh... đã đưa tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch AFF Cup 2008. Đương nhiên, ngoài việc lứa cầu thủ ấy chín chắn hơn thì chuyện tạo ra điểm tựa giúp họ đứng dậy sau thất bại là yếu tố cốt yếu.

{keywords}
VPMilk cam kết gắn bó lâu dài với bóng đá Việt Nam

Nhắc câu chuyện cũ không đơn giản là để lạc quan tếu. Nhưng thứ cần nhất sau cuộc khủng hoảng vì thất bại ở SEA Games 29 là trao cho Công Phượng, Tiến Dũng, Quang Hải... chính là niềm tin. Thầy mới tạm thời cho ĐTVN đã có, nhưng cần tiếp tục đầu tư một cách quyết liệt mới là mấu chốt.

Ở SEA Games 29, lứa cầu thủ U22 Việt Nam yếu và thiếu gì? Tâm lý, bản lĩnh và phần nào đó, lộ ra cả vấn đề thể lực. Những thay đổi, đầu tư trong vài năm qua chưa có kết quả như ý, nhưng không thể sau một thất bại có thể huỷ bỏ và xoá đi tất cả.

So sánh có thể khập khiễng, nhưng không quá khi nói rằng xét về giá trị làm thương hiệu, hơn ai hết các nhà tài trợ cần một kết quả mỹ mãn chứ không chỉ dừng ở vòng loại. Tuy nhiên, họ cũng hiểu khi đã dấn thân với trái bóng tròn, chiến thắng hay thất bại đôi khi chỉ là khoảng cách rất mong manh.

“Tôi buồn như hàng chục triệu người hâm mộ Việt Nam, nhưng không thất vọng”, bà Nguyễn Thị Thu Phương, Tổng Giám đốc VPMilk, Nhà tài trợ Sữa chính thức cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam, chia sẻ. Giải thích lý do, bà Phương cho rằng không thể phủ nhận tài năng và sự nỗ lực của các tuyển thủ U22. Hơn nữa, VPMilk không tài trợ một giải đấu mà hướng đến đầu tư dài hạn cho đội tuyển để cải thiện thể lực, tầm vóc chinh phục Giấc mơ lớn Việt Nam. Tuy nhiên, lúc này thể lực quan trọng một, nhưng sự tự tin của các cầu thủ quan trọng mười".

{keywords}
CEO VPMilk: "Kiên nhẫn và trao thêm cơ hội cho cầu thủ trẻ, thay vì đẩy họ xuống vực sâu"

“Chẳng phải chúng ta nói U22 Việt Nam thua U22 Thái Lan về tâm lý chứ không phải thua trình độ. Chỉ vì kết quả một trận đấu mà lên án các em, chúng ta khó giải quyết bài toán tâm lý cho các cầu thủ trước những trận đấu quan trọng. Nhìn xa hơn, đá bóng một nghề, đừng vì những cảm xúc nhất thời làm tổn thương các em, khiến các cầu thủ không được sống trọn vẹn với đam mê trên con đường theo đuổi ước mơ nghề nghiệp của mình”.

Theo bà Phương, kiên nhẫn lúc này là hết sức cần thiết. “Việt Nam không thể thiếu bóng đá. Khi xác định được những việc cần làm để phát triển bóng đá thì đầu tư bài bản và đường dài. Như câu chuyện uống sữa, không thể một sớm một chiều là cải thiện chiều cao, thể lực mà cần duy trì dài hơi cho lứa cầu thủ trẻ, thậm chí là những em út của Công Phượng, Xuân Trường... Tương tự là câu chuyện bóng đá, tương lai của môn thể thao vua không chỉ căn cứ vào một trận đấu”.

Thu Thảo