Theo kết quả khảo sát “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”, Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) giữ vị trí thứ 15 và tiếp tục là môi trường làm việc tốt nhất ngành Ô tô/ Phụ tùng.

{keywords}

Môi trường làm việc nhiều cơ hội và gắn kết tại MBV

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của MBV trong những năm qua là nền tảng quan trọng để công ty không ngừng nâng cao môi trường làm việc. Năm 2016, MBV đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để phát triển thêm hai dây chuyền sản xuất mới cho dòng xe GLC và E-Class (W213), nâng tổng số lao động lên 1.000 nhân viên.

{keywords}

Chiếc GLC đầu tiên được xuất xưởng vào đầu tháng 4/2016 là minh chứng cho sự nỗ lực rất lớn của toàn thể nhân viên MBV

Bên cạnh đó, những thành công gặt hái được trong 21 năm kinh doanh tại Việt Nam giúp MBV trở thành mục tiêu đáng mơ ước đối với các ứng viên trong ngành Ô tô. Chỉ trong năm ngoái, danh mục sản phẩm Thể thao đa dụng (SUV) đạt mức tăng trưởng hơn 300% và có đến 4.400 xe du lịch được giao đến tay khách hàng.

{keywords}

2016 là một năm thành công của MBV với các mẫu SUV hạng sang

Hiện nay, tỷ lệ xe lắp ráp trong nước của Mercedes-Benz luôn duy trì ở mức trên 70% và tăng lên 77% trong năm 2016. Ngay cả bốn sản phẩm chủ lực của MBV gồm C-Class, GLC, E-Class và S-Class đều được lắp ráp tại Việt Nam, tạo ra nguồn thu ngân sách đáng kể.

{keywords}

Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập MBV trong năm 2015 đánh dấu sự cam kết đầu tư lâu dài của thương hiệu “Ngôi sao ba cánh” tại thị trường Việt Nam

Thành tựu của MBV còn đến từ sự phát triển bền vững và cam kết đóng góp vào lợi ích xã hội. Tháng 12/2016, Ủy ban Nhân dân TP.HCM đã vinh danh MBV trong “Top 21 Doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất” với ngân sách đã đóng hơn 6.000 tỷ đồng.

{keywords}

Sân bóng đá nhân tạo phục vụ cho hoạt động ngoại khóa của nhân viên công ty

Khảo sát “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” do Mạng cộng đồng nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen công bố. Để cho ra kết quả chính xác phản ánh đúng “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”, Anphabe đã hợp tác cùng Nielsen tiến hành khảo sát gần 30.000 ứng viên, ghi nhận đánh giá khách quan theo mô hình AIDA ở 4 mức độ: Awareness (Nhận biết), Interest (Quan tâm), Desire (Mong muốn) và Action (Sẵn sàng ứng tuyển). Đơn vị khảo sát cũng tiến hành phỏng vấn chuyên sâu 50 giám đốc nhân sự, trong đó 25% đến từ doanh nghiệp Việt Nam và 75% là nước ngoài.

Lệ Thanh