Cảng Tartus là nơi có căn cứ hậu cần cũng như bảo dưỡng của hải quân Liên Xô theo một thỏa thuận ký năm 1971 với Syria.

Siêu tên lửa Nga dùng đánh IS khiến thế giới choáng váng

Đây là căn cứ quân sự duy nhất của Nga ở Địa Trung Hải để tiếp nhiên liệu, duy tu bảo dưỡng tàu chiến của Nga khi trên đường trở về từ các căn cứ ở Biển Đen đi qua eo biển ở Thổ Nhĩ Nhĩ Kỳ.

Tartus có ý nghĩa chiến lược đối với vị thế của Hải quân nói riêng và nước Nga nói chung ở Trung Đông. Nếu mất căn cứ này, Moscow gần như bị cô lập từ mọi phía. 

{keywords}
Ảnh: ibtimes

Tartus là thành phố nằm bên bờ Địa Trung Hải, cũng là thành phố cảng lớn thứ hai ở Syria.

Căn cứ Tartus hiện đang thay đổi đáng kể từ lúc Nga chính thức can dự vào cuộc chiến ở Syria. Hiện có khoảng 1.700 người đảm nhận công việc nâng cấp, sửa chữa và hiện đại hóa căn cứ.

Theo Edward Delman, chuyên gia phân tích quân sự của tờ Atlantic, Nga luôn muốn sở hữu các căn cứ ở vùng biển ấm hơn, nhất là tại Địa Trung Hải. 

{keywords}

Ảnh: raymondpronk

“Nhìn về các hoạt động của Nga trong suốt thế kỷ 18 có thể nhận thấy họ luôn muốn mở rộng về phía nam, hướng tới Biển Đen để giành quyền tiếp cận các cảng nước ấm", ông đánh giá.

{keywords}

Ảnh: fourwinds10

Thêm vào đó, Moscow cũng muốn khuếch trương sức mạnh của một cường quốc trên thế giới.

“Hiện diện ở Địa Trung Hải, bạn có thể chơi cùng sân với NATO và những nước khác. Rõ ràng đây là ưu tiên của Nga cả về khía cạnh quân sự lẫn tính biểu tượng", Delman nói.

Thái An (Theo RT)